Giải pháp về kiểm tra, thanh tra, giám sát doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 105 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Giải pháp về kiểm tra, thanh tra, giám sát doanh nghiệp

Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích kiểm tra DNTN để nắm các thông tin phản ánh nội dung, kết quả hoạt động doanh nghiệp, xác định thực trạng doanh nghiệp trong các thời kỳ hoạt động nhằm: Đánh giá tình hình thực hiện, chấp hành các nội dung QLNN đối với doanh nghiệp trong từng thời kỳ, điều chỉnh các nội dung quản lý trong trường hợp cần thiết. Dự báo, khuyến cáo doanh nghiệp về những xu hướng hoạt động doanh nghiệp có thể xảy ra để có những giải pháp chủ động đón nhận, xử lý. Cảnh báo doanh

nghiệp về dấu hiệu phạm luật, phạm qui, thông báo về những triển vọng trong hoạt động doanh nghiệp. Với mục đích trên, nội dung kiểm tra, tư vấn giám sát DNTN là toàn diện ở cả hai giai đoạn: thành lập và hoạt động. Trong giai đoạn thành lập, nội dung kiểm tra tập trung vào các điều kiện thành lập doanh nghiệp: pháp nhân, vốn, tài sản, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái từ hoạt động doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình thực hiện các chức năng sản xuất, thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ, thị trường tài chính, các văn bản quản lý hiện hành, kiểm tra kết quả hoạt động SXKD của từng kỳ.

Để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao hơn thì trong thời gian tới tỉnh Lai Châu cần phải tập trung thực hiện tốt nội dung sau:

- Một là, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thanh tra. Ngoài ra có chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế những tiêu cực, gắn chế độ đãi ngộ cao với những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Hai là, khắc phục tình trạng kiểm tra, giám sát chồng chéo. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của rất nhiều cơ quan nhà nước như: cảnh sát kinh tế, kiểm toán, hải quan, thuế, quản lý vốn, quản lý thị trường, bảo hiểm,... từ Trung ương đến địa phương; cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan với những lĩnh vực và nội dung khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc kiểm tra

giám sát của các cơ quan nhà nước nên tổ chức định kỳ mỗi năm không nên có quá 2 đoàn kiểm tra đối với một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm SXKD.

- Ba là, các cơ quan QLNN có chức năng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm. Bên cạnh đó, các cơ quan cần hiệp thương, rà soát thời gian, đối tượng thanh, kiểm tra, quản lý chặt chẽ kế hoạch thanh, kiểm tra doanh nghiệp hằng năm, tránh chồng chéo về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kế hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần nhìn nhận đúng đắn và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Bốn là, khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp. Khuyến khích thực hiện giám sát nội bộ doanh nghiệp, giám sát của xã hội và các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời nhằm giảm bớt rủi ro cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch kinh tế, tạo môi trường minh bạch và an toàn hơn. Các tổ chức, cá nhân có thể tìm kiếm thông tin thông qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và trực tiếp đặt câu hỏi trên chuyên mục “Hỏi - Đáp” của cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Năm là, UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra các DNTN đã đăng ký kinh doanh nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tiến hành rút giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp không hoạt động qua thời gian dài, đồng thời thu hồi giấy phép đầu tư đối với

những doanh nghiệp không thực hiện đầu tư theo đúng kam kết. Xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện các chế độ, quy định của Nhà nước để tạo ra sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện kiểm tra các DNTN chấp hành Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Lao động; kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động như bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra việc kê khai và thực hiện nộp thuế, giảm thiểu việc trốn thuế và gian lận thương mại, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)