7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 24,88%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) năm đạt 6.861 tỷ đồng, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,36% giảm 3,23%; công nghiệp - xây dựng đạt 35,62% tăng 8,74%; dịch vụ đạt 44,02%, giảm 5,47% so với năm 2015.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu năm 2016
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016)
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển cả về quy mô và chất lượng, Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt trên 206 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn so với năm 2015; củng cố và phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, tổng diện tích chè đạt gần 4.200 ha, tăng hơn 600 ha so với năm 2015, sản lượng chè búp tươi thu hái đạt trên 23 nghìn tấn; hình thành vùng cao su đại điền với diện tích trên 13.000 ha; tổng sản lượng thuỷ sản 2.300 tấn, tăng 140 tấn so với năm 2015; tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,8%; thực hiện tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 11,9 tiêu chí/xã, tăng 0,82 tiêu chí/xã so với cuối năm 2015, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới 20 xã, chiếm 20,88% số xã, tăng 5 xã so với năm 2015.
+ Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao,giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 2,68 lần so với năm 2015.
+ Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,... phát triển nhanh, chất lượng nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
20,36%
36,62%
44,02% Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản
Công nghiệp - xây dựng
+ Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá và tăng cao so với năm 2015, năm 2016 đạt 1.865 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ; đến nay đạt 869,7 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch giao.
+ Các thành phần kinh tế được quan tâm và tạo điều kiện phát triển; khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân phát triển. Hiện toàn tỉnh có 1.188 doanh nghiệp, 295 hợp tác xã đăng ký hoạt động, trong đó có trên 88% số doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh doanh thu và kê khai nộp thuế.
2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội
- Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, quy mô trường, lớp và học sinhđều tăng qua các năm học, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn từng bước rút ngắn so với vùng phát triển. Đến nay tỉnh có 110 trường đạt chuẩn, chiếm 26% tổng số trường, tăng 19% so với năm 2015.
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm toàn diện, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên, nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị được đưa vào sử dụng. Đến nay, toàn tỉnh có 8,76 bác sỹ/vạn dân, tăng 0,66 bác sỹ/vạn dân so với năm 2015; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ làm việc (biên chế tại trạm) đạt 9,26%.
-
hiện thông qua các chương trình, dự án; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, huyện nghèo được đầu tư; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2016 giảm còn 34,81%, giảm 5,59 điểm % so với năm 2015 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,8% (tăng 2,7% so với năm 2015), giải quyết việc làm mới cho trên 6,8 nghìn lao động (tăng 1,5 nghìn lao động so với năm 2015).
- Các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, bình đẳng, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.