Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 80 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư

nghiệp tư nhân

- Về cơ cấu bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNTN:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với DNTN.

Các bộ, các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với DNTN, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

+ Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đối các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công;

Bộ, cơ quan ngang bộ UBND tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư Phòng ĐKKD Các cơ quan chuyên môn Doanh nghiệp tư nhân UBND cấp huyện

+ Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;

+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;

+ Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;

+ Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định.

UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan cấp địa phương cao nhất có nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương liên quan đến DNTN, ban hành các chính sách, tạo môi trường hoạt động, hỗ trợ và điều tiết hoạt động cho các DNTN trên địa bàn.

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này;

+ Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh ở tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý liên quan đến DNTN trên địa bàn tỉnh.

Phòng Đăng ký kinh doanh là cơ quan hành chính thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu, có con dấu riêng do UBND tỉnh Lai Châu quyết định thành lập; phòng đăng ký kinh doanh giúp việc cho Giám đốc sở trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

+ Nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;

+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh cho UBND tỉnh, Cục Thuế tỉnh, các cơ quan có liên quan và Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.

+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo một nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.

+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

+ Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật. + Có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký kinh doanh, những văn bản chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh cho cấp huyện.

+ Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách trong công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lai Châu; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được lãnh đạo Sở giao.

- Xây dựng và nâng cao trình độ cho đội ngủ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với DNTN.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNTN trên địa bàn, các câp chính quyền tỉnh Lai Châu đã không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả QLNN nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời gian qua. Cụ thể:

UBND tỉnh đã tăng cường công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của UBND và các cơ quan hành chính các cấp: nghiên cứu, xây dựng cơ chế và tiếp tục phân công, phân cấp, ủy quyền cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện giải quyết những công việc, thủ tục hành chính mà ở cấp đó đủ điều kiện đảm nhận; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các cơ quan các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết

quả thực hiện; xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, có biện pháp bảo đảm quản lý thống nhất sau khi phân công, phân cấp, ủy quyền. Chỉ đạo thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện. Ban hành quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xây dựng cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh. Hiện đại hóa công tác quản lý hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử. Đẩy mạnh công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính, tài sản công; xây dựng nếp sống văn minh công sở. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như các DNTN trên địa bàn.

Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động các cấp của tỉnh. Tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức các cấp bản đảm bảo đủ số lượng, có phẩm chất, đạo đức tốt, tận tụy với công việc, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định trở lên.

2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)