Các giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân

Sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong mà còn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài liên quan đến môi trường kinh doanh. Trong đó, tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất là hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước. Do đó, ngoài việc quy hoạch, định hướng phát triển DNTN, cần có chính sách cụ thể để dẫn dắt và hỗ trợ quá trình thúc đẩy phát triển DNTN ở tỉnh Lai Châu.

3.2.1. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân sau đăng ký kinh doanh

Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN từ tỉnh đến huyện, phường, xã đối với doanh nghiệp sau ĐKKD, giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước trong việc chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau ĐKKD; trong đó phải phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trước tỉnh về

việc thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực do ngành quản lý theo quy định của pháp luật.

Tăng cường ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác phối hợp, trao đổi thông tin toàn diện về doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ ĐKKD doanh nghiệp dùng chung để kết nối, chia sẻ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp, tiến tới công khai rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận.

Các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng chức năng, thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ. Giải quyết dứt điểm những trường hợp giải thể; đề xuất các biện pháp để thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, giấy đăng ký mẫu dấu và con dấu nhằm ngăn chặn kịp thời những trường hợp doanh nghiệp đã giải thể nhưng vẫn tiến hành các hoạt động kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Tăng cường phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến và quán triệt về các quy định pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động của tổ chức đảng và đoàn thể; xây dựng và chỉ đạo điểm các doanh nghiệp điển hình tiên tiến thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm tuyên truyền, nhân rộng trong khối doanh nghiệp. UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước tỉnh trong việc quản lý và theo dõi tốt “hộ khẩu” doanh nghiệp trên địa bàn về việc chấp hành treo biển hiệu, trụ sở chính của doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn hoặc tiếp nhận phản ảnh để kiến nghị. Hàng năm tỉnh nên bố trí kinh phí cho

công tác rà soát doanh nghiệp để làm căn cứ cho công tác quản lý và kiểm tra doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)