7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp về tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợdoanh
trợdoanh nghiệp tư nhân
3.2.2.1. Hỗ trợ pháp lý
- Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành riêng cho DNTN trên cổng thông tin điện tử đồng bộ, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp. Cần biên soạn sổ tay
“Những nội dung cơ bản cần biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp” để cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp công bố thông tin ĐKKD trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh.
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của DNTN và xử lý kịp thời những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đối với những nội dung liên quan đến công tác QLNN trên địa bàn.
3.2.2.2. Hỗ trợ về tài chính, tín dụng
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn cho DNTN, thiết lập các quỹ tài trợ mới và xây dựng cơ chế bảo lãnh rủi ro tín dụng, cải tiến chế độ về điều kiện vay vốn linh hoạt và không phân biệt đối xử trong chính sách lãi suất giữa doanh nghiệp nhà nước và DNTN, đặc biệt là thế chấp bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.
- UBND tỉnh cần ban hành các chính sách tài chính, tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ để hỗ trợ DNTN khắc phục khó khăn trong điều kiện suy thoái kinh tế, kích thích huy động rộng rãi các nguồn lực
cho đầu tư phát triển SXKD: như chính sách về miễn giảm tiền thuê đất và kết cấu hạ tầng, hỗ trợ thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo công nhân nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ; thưởng khuyến khích hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế được giao; áp dụng cơ chế thích hợp để tạo điều kiện DNTN mở rộng sản xuất. Hướng dẫn, chỉ đạo và tăng cường quản lý việc thực hiện chế độ kế toán, thống kê, bảo vệ lợi ích cho đơn vị hành toán đầy đủ, minh bạch và chấp hành nghiêm túc luật thuế.Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư của Trung ương, của tỉnh; đối chiếu với tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung, hệ thống hóa, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân biết, cùng tổ chức thực hiện,…
- Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho DNTN. Trong khi DNTN thiếu vốn thì các ngân hàng kinh doanh không giải ngân được do những thủ tục quy định quá chặt chẽ của Nhà nước, làm cho các DNTN đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn khi vay vốn hoặc khi DNTN có nhu cầu được bảo lãnh vay vốn. Vì vậy, cần có những quy định thông thoáng hơn để có sự bình đẳng trong chính sách vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ cho vay với khu vực DNTN, điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp với yêu cầu kinh doanh thực tế của DNTN. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng, chủ động tiếp cận DNTN để hướng dẫn nghiệp vụ, thẩm định dự án, giám sát sử dụng vốn vay, tăng cường niềm tin và trách nhiệm để mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích chung của DNTN và ngân hàng. Chỉ đạo thành lập và tăng cường quản lý các tổ chức tín dụng ngoài nhân dân để đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của DNTN.
Nghiên cứu xử lý nợ tồn đọng của DNTN do những nguyên nhân khách quan gây ra.
- Không phân biệt chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế giữa các thành phần kinh tế, chỉ nên phân biệt giữa các vùng và lĩnh vực hoạt động. Khuyến khích các ngân hàng tăng cường nguồn vốn tín dụng cho vay đầu tư, SXKD, có chính sách mở, tạo điều kiện cho vay không hạn chế số lượng, thành phần.Có chính sách hỗ trợ DNTN tiếp cận với các khoản tín dụng ưu đãi phục vụ hoạt động SXKD thông qua việc tư vấn doanh nghiệp.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực tế khả năng SXKD của từng DNTN, giảm bớt các thủ tục thế chấp tài sản, nâng tỷ lệ cho vay vốn sát thực so với định giá tài sản của doanh nghiệp. Tạo điều kiện pháp lý để các DNTN vay vốn như xác định giá trị tài sản trên đất, quyền sử dụng đất để doanh nghiệp thế chấp.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả được nợ vay. Phát triển các tổ chức tư vấn nghiệp vụ về thị trường vốn.
- Thành lập quỹ đầu tư vốn hoặc đầu tư mạo hiểm, quỹ này chủ yếu là cho vay đối với những dự án theo hoặc các ý tưởng mới, có triển vọng, có độ rủi ro cao nhưng cũng có thể thu được lợi nhuận lớn.
- Thành lập quỹ bảo hiểm đầu tư để khuyến khích các DNTN đầu tư vào lĩnh vực mới, các ngành dịch vụ có chất lượng cao.
- Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ các ngân hàng.
3.2.2.3. Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất lao động
- Khuyến khích, hỗ trợ DNTN tăng cường ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.
- Thành lập mạng lưới trung tâm ngân hàng dữ liệu thông tin thị trường, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp rộng rãi những thông tin cập nhật cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và triển khai.
- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ, kiến thức quản lý kinh tế, trao đổi kinh nghiệm SXKD giữa DNTN với các thành phần kinh tế khác.
- Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã
nghiệp rộng rãi.
- UBND tỉnh nên có các chính sách hỗ trợ riêng đối với các DNTN đầu tư vào những vùng khó khăn, đặc biệt là những DNTN đầu tư vào những lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
3.2.2.4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các Giám đốc và cán bộ quản lý của các DNTN trong bối cảnh hội nhập. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường thì chính bản thân các Giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp trước hết cần tăng cường các kỹ
năng: Quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, thuyết trình, đàm phán và giao tiếp với công chúng, quản lý sử thay đổi, quản lý thời gian,… Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh.
- Về phát triển năng lực quản trị của cán bộ quản lý. Hầu hết các DNTN đều không có chiến lược dài hạn, do sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh. Có những doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô lớn hơn, có những DNTN phát triển rầm rộ trong vài năm, sau đó suy yếu, thậm chí phá sản. Do đó, các DNTN cần phải xây dựng khả năng phát triển bền vững, còn ngược lại sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Triển khai rộng rãi các chuẩn mực đạo đức, văn hóa của doanh nhân trong nền KTTT định hướng XHCN.
- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các học viên từ các DNTN tham gia các lớp học nâng cao trình độ quản lý để nâng cao nghiệp vụ quản lý, thống kê, kế toán, các chương trình tư vấn về sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ các giám đốc DNTN về quản lý hành chính, quản lý SXKD,... tối thiểu 5 năm một lần. Tạo điều kiện cho các nhà quản lý DNTN được tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài.
- Ngoài ra tỉnh cần tăng thêm hỗ trợ đào tạo đối với các DNTN, cung cấp và tạo điều kiện cho họ tiếp cận được các nguồn thông tin, mở rộng hệ
thống dịch vụ tư vấn,… khuyến khích các DNTN đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh như lĩnh vực nông, lâm nghiệp.