Giải pháp tạo môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 101 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp tạo môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng cho

doanh nghiệp tư nhân

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính: Tập trung rà soát, loại bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp, gây khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Tăng thêm các thủ tục hành chính liên thông, giúp tổ chức, công dân thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục hành chính. Tập trung rút ngắn thời gian ĐKKD, cấp giấy phép và sửa đổi bổ sung theo quy định, giảm và đi đến xóa bỏ chi phí không chính thức, tiếp tục cải thiện tình hình cung cấp thông tin và cải thiện thái độ giao tiếp của cán bộ QLNN. Tập trung vào nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, chủ động trong chỉ đạo, điều hành và trong thực thi công vụ của cán bộ và công chức; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành và thực thi công vụ; củng cố hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh thực sự trong sạch, vững mạnh.

- Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

- Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thực hiện tốt Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lai -

- Rà soát các chính sách ưu đãi hỗ trợ, thu hút đầu tư để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút DNTN đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (chè, dược liệu, phát triển rừng,...);

- Thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNTN, phát triển kinh tế tư nhân; đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm tạo tiền đề hình thành liên kết khối các DNTN

vững mạnh, đủ sức cạnh tranh tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị. -

DNTN

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế dân sự, trọng tâm là các hoạt động thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp; bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường khả năng dự báo thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; phòng chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, giá cả,... xóa bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và SXKD tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là đất đai, vốn, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện cho DNTN tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ

phần. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho DNTN tham gia cung cấp dịch vụ công.

- Tăng cường kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư cơ sở hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư tránh thất thoát lãng phí từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thẩm định, giám sát, nghiệm thu các dự án; rà soát hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

- tạo điều

kiện thuận lợi cho DNTN tiếp cận đất đai, tài nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường; tiếp cận vốn vay ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý.

- Thành lập Hội doanh nghiệp tỉnh trên cơ sở Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh; củng cố thành lập Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)