Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

nghiệp tư nhân

Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, hay QLNN về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng - hệ thống tế bào sinh sản của nền kinh tế, đã và đang xuất hiện tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự can thiệp của nhà nước chỉ chấm dứt khi hình thành một thị trường hoàn hảo đủ khả năng tự điều chỉnh và thực hiện tất cả các chức năng can thiệp của Nhà nước. Nhà nước can thiệp một mặt là để ngăn chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt động của doanh nghiệp gây ra, mặt khác can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trong doanh

nghiệp của họ, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”.

Với vai trò của DNTN nêu trên, thì việc Nhà nước quản lý DNTN là một yêu cầu “tất yếu”, nó thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, thì vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các DNTN có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, do đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DNTN phát triển, từ việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong cuộc gia nhập WTO, bởi lẽ doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị trường các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của cuộc cạnh tranh toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế thắng hay thua chủ yếu dựa vào doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung nỗ lực tạo đà, tạo thế cho doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng phục vụ doanh nghiệp, chăm lo cho doanh nghiệp bảo đảm mọi thể chế, chính sách đều hướng về doanh nghiệp mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp đơn thương độc mã trong cuộc chiến cam go này.

Thứ ba, các DNTN để SXKD có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó có những vấn đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết. Nhà nước bằng hoạt động của mình,

giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề SXKD tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họ để đáp ứng.

Thứ tư, trong quá trình sản suất kinh doanh làm nảy sinh mối quan hệ giữa các DNTN với nhau. Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích đó, đôi khi để đạt được mục đích của mình họ đã vi phạm đến lợi ích của người khác. Từ đó tất yếu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích của cá nhân hay bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo, cản trở nhau, sự phân bổ không hợp lý, các vấn đề chính trị xã hội phát sinh,… Bởi vậy cần có Nhà nước đứng ra làm trung gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.

Thứ năm, nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường chính trị - xã hội. Nếu môi trường chính trị không ổn định, thường xuyên có các xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trường không lành mạnh, mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ không phát huy tác dụng. Từ đó dẫn đến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trường khó có thể khắc phục được, làm cho xã hội chậm phát triển. Bởi vậy, đòi hỏi phải có vai trò quản lý của Nhà nước, một tổ chức hay một doanh nghiệp dù có lớn đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò quản lý của Nhà nước.

Thứ sáu, trong hoạt động thực tế của DNTN có nhiều vấn đề nảy sinh như cơ sở hạ tầng, môi trường,…mà bản thân DNTN cũng không thể giải quyết được. Mặt khác, các DNTN luôn tối đa hóa lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, do đó, cũng cần phải có sự quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 30 - 33)