Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lai Châu

Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm thành công của tỉnh Điện Biên và Lào Cai trong việc QLNN đối với DNTN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lai Châu như sau:

- Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNTN trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mà phải quan tâm phát triển DNTN bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNTN phát triển là cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, các DNTN chỉ phát triển mạnh khi Chính quyền đảm bảo sự bình đẳng thực sự với các doanh nghiệp Nhà nước.

- Hai là, cơ chế quản lý DNTN cần thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt phải thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế. Hằng năm, cơ quan quản lý DNTN cần rà soát các văn bản pháp quy còn phù hợp với tình hình thực tế hay không để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không còn lạc hậu, không còn tác dụng tạo động lực cho phát triển DNTN. Thực hiện việc đổi mới cơ chế chính sách đối với DNTN để thích ứng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế bằng cách gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh

nghiệp, từ đó có thể đề xuất những chính sách thiết thực hơn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Ba là, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNTN trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNTN vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm,… theo hướng khuyến khích DNTN phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa.

- Bốn là, tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Các chính sách phát triển DNTN không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho DNTN mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân DNTN bằng những chương trình cụ thể theo kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên như đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các DNTN, sử dụng chuyên gia tư vấn cho DNTN trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tìm kiếm thị trường,…

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Có thể thấy rằng, vấn đề QLNN đối với DNTN là nội dung rất quan trọng trong công tác QLNN đối với nền kinh tế. Công tác QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng ở nước ta dựa trên một hệ thống khung khổ pháp lý chặt chẽ. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong QLNN đối với doanh nghiệp, đó là: Sự chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; đổi mới nội dung quản lý từ giám sát sang hỗ trợ, khuyến khích DNTN phát triển; đổi mới công cụ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng chính sách, pháp luật là chủ yếu.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là 9.068,78 km2; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m, Pu Sam Cáp cao 1.700 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng

về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2.1.1.2. Địa hình - 25km, cao 600 - 1.000m) 0 -

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: km2

- Tiềm năng tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản vật liệu xây dựng: đây là loại khoáng sản không thể thiếu và rất quan trọng trong các công trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo vẻ đẹp mới đô thị. Loại khoáng sản này có tại hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Ngoài ra Lai Châu còn có đá phiến, đá vôi xi măng, cuội kết vôi, đá granit và một số loại đá xẻ khác,…

Lai Châu là tỉnh có tiềm năng đất hiếm lớn nhất ở nước ta; hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng và TNDB được tính là trên 21 triệu tấn TR2O3.

Hiện đã ghi nhận 15 điểm quặng vàng, trong đó 01 điểm được đầu tư đánh giá và một điểm đang điều tra thăm dò.

Đồng: Có 07 điểm quặng đồng trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 điểm được điều tra đánh giá năm 2005.

Sắt: Đã phát hiện và điều tra 3 điểm quặng, đa số có hàm lượng sắt thấp, quy mô nhỏ.

Chì kẽm: Đã ghi nhận 4 điểm trên diện tích của tỉnh, trong đó có 01 điểm được đánh giá.

Khoáng chất công nghiệp: Gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và TNDB quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF2.

Nước khoáng nóng: Có tiềm năng lớn về nguồn nước khoáng, nước nóng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm trong đó có 7 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ >500 C, còn lại là nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.

- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên: Với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm,…

Những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều núi cao trên 1.700m ở khu vực Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp, Tà Tổng,… như đỉnh Pu Tà Tổng cao 2.109m, Pu Sa Leng cao 3.096m thích hợp với du lịch mạo hiểm. Núi, đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, tạo nên nhiều cao nguyên cao trên 1.000m khí hậu trong lành mát mẻ như các cao nguyên: Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San rất phù hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Sông, suối có nhiều thác ngềnh, dòng chảy lưu lượng lớn như sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu,… Nhiều hồ được tạo ra, như: Huổi Quảng, Bản Chát (Than Uyên), Nậm Hằng (Mường Tè), Đông Pao, Chu Va (Tam Đường),…

Các hang động như: Động Hương Sơn, Tiên Sơn, hệ thống động Tiên Sơn, khu PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung, Nậm Tun (Phong Thổ), động Ông Tiên (Sìn Hồ), hang dơi Hua Bum (Mường Tè), hang Che Bó (Than Uyên),… thác Tắc Tình (Tam Đường) ngoài thắng cảnh đẹp, nhiều hang động còn là những điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh. Dọc sông Đà với các nhà mái đá đen, bản dân tộc nguyên sơ luẩn khuất bên những đỉnh núi cao vút, thực sự tạo cảnh đẹp thơ mộng với du lịch cảnh quan sông nước trên thuyền.

Có nhiều suối nước nóng, nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, như: Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ), Nà Đon, Tiên Bình, Nà Đông, Thèn Sin (Tam Đường), Vàng Bơ, Mường Khoa (Than Uyên), Pắc Ma (Mường Tè),…

Tài nguyên du lịch nhân văn: Gồm những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu phỉ thời chống Pháp; đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè - nơi giam giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng (như cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ), miếu Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng ở huyện Phong Thổ; bia Lê Lợi (bia Cổ Hoài Lai), dinh thự vua Thái bù nhìn Đèo Văn Long ở thượng nguồn sông Đà thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ,… là những điểm du lịch nhân văn có giá trị.

Đến nay, đã có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là bia Lê Lợi (Sìn Hồ) và động Tiên Sơn (Tam Đường), có 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh: dinh thự Đèo Văn Long, núi Đá Ô (Sìn Hồ), miếu Nàng Han, hang Thắm Tạo (Phong Thổ).

Lai Châu là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích minh chứng nền văn minh của người Việt cổ tại nhiều hang động. Các nhà khoa học đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đã mới tại hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ),… Gần đây qua khảo sát, khai quật còn tìm thấy nhiều hiện vật tại các khu vực dọc sông Đà. Hệ thống các di chỉ khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hóa và hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên), hội Hoa Ban của người Thái, lễ hội Cơm mới của người La Hủ, lễ hội Gầu Tào của người H’Mông, lế hôi Xên Mường, Căm Mường của người Lào, lễ hội Lập Tịch

của người Dao, lễ hội Bun Vốc Nặm của người Lự, lễ hội Bắt Cá của người Kháng; lễ Cúng Bản của người Cống, lễ Cơm mới của người La Hủ, các hội Tủ Cải, đánh cù, bắn nỏ, ném còn,… Hát quan làng trong đám cưới của người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe, múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người H’Mông. Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy,…

Các món ăn, đồ uống có tính đặc sản như: Mật ong Mường Tè, rượu ngô Sùng Phài, cơm lam, Cáp Long (cá suối ướp chua) món nướng chấm nậm pịa của người Thái. Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh, như: mây tre đan ở Sìn Hồ, Mường Tè; miến dong ở Tam Đường; dệt thổ cẩm ở thị xã Lai Châu, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, rèn, chạm bạc ở Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè,… Những sản phẩm đặc sắc của núi rừng Tây Bắc với bí quyết kiểu dáng riêng, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 24,88%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) năm đạt 6.861 tỷ đồng, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,36% giảm 3,23%; công nghiệp - xây dựng đạt 35,62% tăng 8,74%; dịch vụ đạt 44,02%, giảm 5,47% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu năm 2016

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016)

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển cả về quy mô và chất lượng, Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt trên 206 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn so với năm 2015; củng cố và phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, tổng diện tích chè đạt gần 4.200 ha, tăng hơn 600 ha so với năm 2015, sản lượng chè búp tươi thu hái đạt trên 23 nghìn tấn; hình thành vùng cao su đại điền với diện tích trên 13.000 ha; tổng sản lượng thuỷ sản 2.300 tấn, tăng 140 tấn so với năm 2015; tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,8%; thực hiện tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 11,9 tiêu chí/xã, tăng 0,82 tiêu chí/xã so với cuối năm 2015, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới 20 xã, chiếm 20,88% số xã, tăng 5 xã so với năm 2015.

+ Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao,giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 2,68 lần so với năm 2015.

+ Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,... phát triển nhanh, chất lượng nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

20,36%

36,62%

44,02% Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản

Công nghiệp - xây dựng

+ Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá và tăng cao so với năm 2015, năm 2016 đạt 1.865 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ; đến nay đạt 869,7 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch giao.

+ Các thành phần kinh tế được quan tâm và tạo điều kiện phát triển; khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân phát triển. Hiện toàn tỉnh có 1.188 doanh nghiệp, 295 hợp tác xã đăng ký hoạt động, trong đó có trên 88% số doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh doanh thu và kê khai nộp thuế.

2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội

- Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, quy mô trường, lớp và học sinhđều tăng qua các năm học, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn từng bước rút ngắn so với vùng phát triển. Đến nay tỉnh có 110 trường đạt chuẩn, chiếm 26% tổng số trường, tăng 19% so với năm 2015.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm toàn diện, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên, nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị được đưa vào sử dụng. Đến nay, toàn tỉnh có 8,76 bác sỹ/vạn dân, tăng 0,66 bác sỹ/vạn dân so với năm 2015; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ làm việc (biên chế tại trạm) đạt 9,26%.

-

hiện thông qua các chương trình, dự án; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, huyện nghèo được đầu tư; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2016 giảm còn 34,81%, giảm 5,59 điểm % so với năm 2015 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,8% (tăng 2,7% so với năm 2015), giải quyết việc làm mới cho trên 6,8 nghìn lao động (tăng 1,5 nghìn lao động so với năm 2015).

- Các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, bình đẳng, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)