Tăng cường liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh được hiểu là làm cho sự kết hợp giữa các doanh nghiệp diễn ra chặt chẽ và thường xuyên hơn trong

quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Các loại liên kết phổ biến: Liên kết ngang và liên kết dọc.

+ Liên kết ngang: Là liên kết giữa các doanh nghiệp cùng loại, có thể làm cho nhiều cơ sở nhỏ như là một cơ sở lớn và làm xuất hiện lợi thế theo quy mô. Liên kết ngang còn giúp các cơ sở chia sẽ kinh nghiệm, thông tin và các yếu tố nguồn lực khác.

Hình thành các hình thức kinh tế hợp tác như: Hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc lỏng lẽo hơn là các câu lạc bộ, nhóm, hội theo đối tượng sản xuất tại địa phương đối với kinh tế cá thể nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp. Các tổ chức này sẽ là người đại diện cho các cơ sở trong các giao dịch mua bán; là cầu nối cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ; là trọng tâm điều phối, chia sẽ nguồn lực.

+ Liên kết dọc: Là mối liên hệ liên kết giữa các khâu, các công đoạn: Khai thác, chế tạo, lắp ráp, phân phối trong cùng một ngành. Có thể cho thấy ở khu vực KTTN ở nước ta mối quan hệ liên kết dọc hết sức long lẻo. Hầu hết các cơ sở chỉ đơn độc đảm bảo một khâu trong chương trình, và là khâu kém hiệu quả nhất ( khai thác tài nguyên thô, công nghiệp phù trợ…). Các khâu này mang lại giá trị tăng thấp so với chi phí đầu vào cao và giá bán thấp. Năng lực thương lượng kém so với người mua và so với người bán làm cho cơ sở chịu nhiều áp lực và sự thua thiệt. Tham gia hình thành các mối liên hệ liên kết dọc trong ngành giúp tháo gỡ phần khó khăn này.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển thì đây là khó khăn rất lớn nếu muốn tham gia vào hướng cung cấp. Dù vậy, chủđộng tự chế tạo một yếu tố đầu vào trong nhiều yếu tố, tăng cường mối quan hệ thêm chặt chẽ với các nhà chế tạo trong nước và địa phương là hết sức cần thiết. Về phía tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở có thể tự tổ chức hệ thống phân phối của mình hoặc liên kết chặt chẽ với các nhà phân

phối để tăng thêm tính chủđộng và tìm kiếm lợi nhuận.

Để đánh giá mức độ liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tiêu chí đánhgiá:

+ Số lượng doanh ngiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp; + Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp; + Tỷ lệ liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng; + Tỷ lệ doanh nghiệp liên kết trong chuỗi sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)