6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Gia tăng quy mô các yếu tố nguồn lực
a. Gia tăng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Thực tế trên địa địa bàn huyện Lệ Thủy các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phần lớn thiếu vốn để mở rộng sản xuất, gia tăng nguồn vốn là vấn đề thiết yếu tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời với quy mô vốn nhỏ thì sử dụng hiệu quả nguồn vốn là biện pháp vô cùng quan trọng. Vì thế, để giải quyết khó khăn về nguồn tài chính thì cần có các biện pháp sau:
- Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ về vốn, cần có chính sách miễn thuế toàn bộ hoặc một phần đối với các doanh nghiệp KTTN đầu tư vào lĩnh vực, vùng mà huyện khuyến khích.
- Huyện kiến nghị chính quyền Tỉnh cần giao cho trung tâm định giá tài sản về vấn đề định giá tài sản của các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp KTN để thế chấp vay vốn ngân hàng, nhằm tạo điều kiện minh bạch, sòng phẳng, đúng thực tế.
- Thành lập quỹ tín dụng riêng cho các doanh nghiệp KTTN, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay tại các ngân hàng thông qua bảo lãnh tín dụng.
- Các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng để nắm rõ đặc điểm, ưu nhược điểm, cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Các báo cáo tài chính cần chi tiết cụ thể, và được chủ các doanh nghiệp quan tâm để đánh giá kịp thời tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra kế hoạch SXKD thích hợp.
- Tiến hành kiểm kê, đánh giá toàn bộ vốn cố định hiện có của doanh nghiệp. Đối với vốn lưu động cần thường xuyên hoạch toán đúng giá trị vật tư, hàng hóa theo giá cả thị trường. Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn những nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngay khi cần đến,
điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí kho tàng, bến bãi.
- Vốn bình quân trên một doanh nghiệp của doanh nghiệp thuộc KTTN trên địa bàn còn thấp, ngoài vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cao tích lũy vốn để mở rộng sản xuất bằng cách tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường, hoặc tiếp nhận góp vốn của các cá nhân, công ty khác, để đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư của doanh nghiêp.
- Trong các loại hình doanh nghiệp KTTN, loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể sử dụng công cụ huy động vốn như vay ngân hàng, vay vốn nội bộ, sử dụng vốn từ lãi. Các loại hình còn lại ngoài hình thức huy động vốn trên, có thể huy động thông qua phát hành trái phiếu công ty, phát hành cổ phiếu. Khi huy động vốn cần sử dụng linh hoạt các phương thức hoạt động; đối với DNTN, việc huy động vốn từ cổ đông sẽ thuận lợi hơn so với huy động từ bên ngoài và giảm được sẽ không tốn chi phí quảng cáo, phí thủ tục hành chính, và giúp cổđông gắn bó với doanh nghiệp hơn.
- Các ngân hàng trên địa bàn nên tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận với nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục chỉđạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; cắt giảm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, giãn nợ cho các khoản vay cũ đã đến hạn mà doanh nghiệp chưa trả được, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh; triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và
giảm chi phí hoạt động cho vay.
- Ngoài ra, nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân là rất lớn, lượng tiền này không gia tăng tài sản của xã hội, vì thế huy động nguồn vốn trong nhân dân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để góp phần phát triển kinh tế của huyện là điều vô cùng cần thiết.
Bài toán về nguồn vốn cho các doanh nghiệp không dễ, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Thiết nghĩ, ngoài những cơ chế, chính sách của Chính phủ, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các hội nghề nghiệp, của các ngân hàng và hơn nữa bản thân các doanh nghiệp phải tìm cách cứu mình trước khi cầu cứu tới ngân hàng bằng cách huy động vốn từ các kênh khác nhau, tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh của mình để tránh rủi ro thị trường lẫn rủi ro về lãi suất.
b. Phát triển nguồn nhân lực
Thực tế trên địa bàn huyên Lệ Thủy, lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN chủ yếu là lao động có tay nghề không cao, đội ngũ quản lý còn yếu kém; nên phần nào giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc phát triển nguồn lao động về chất lượng lẫn số lượng là vấn đề cấp bách hiện nay, sau đây là các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chủ yếu:
* Đối với chính quyền địa phương:
- Cần thống nhất quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho vùng. Tiến hành phân công lao động và thực hiện chuyên môn hóa sâu giữa các tỉnh để có thể khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và các thế mạnh khác của mỗi địa phương và toàn vùng. Bảo đảm sự cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác.
- Chính quyền có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề.
- Đầu tư mở rộng các trường nghề, đào tạo cán bộ đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng tăng qua các năm và nâng cao chất lượng giảng dạy, để từ đó cung cấp lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của các cơ sở SXKD.
- Thành lập các trung tâm xúc tiến kết hợp với tuyển chọn, đào tạo nghề cho người lao động, liên kết với các doanh nghiệp để từ đó tạo mối liên hệ cung cấp cho các doanh ngiệp yêu cầu lao động.
- Chính quyền địa phương huy động, đóng góp từ cá nhân và tập thể để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trong đào tạo nguồn nhân lực.
* Đối với doanh nghiệp:
- Cần xác định rõ mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là tạo ra lao động có tay nghề cao, có trình độ, có năng lực… để đáp ứng đặc điểm của công việc. Phải xem nâng cao năng lực của người lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực cần phải lựa chọn hình thức hợp lý theo đặc điểm và tính chất công việc.
- Đào tạo lao động cho doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, các hiệp hội để xây dựng các danh mục ngành nghề cần đào tạo, chương trình đào tạo sao cho phù hợp và xác thực với nhu cầu của đơn vị.
- Cải thiện điều kiện làm việc sẽ phát huy tính sáng tạo làm tăng năng suất lao động. Nâng cao nhận thức cho người lao động nhằm tăng tính tự giác, hành vi, thái độ làm việc trong hoạt động SXKD. Thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp cho doanh nghiệp đểđộng viên, khuyến khích, tạo động lực làm việc hiệu quả hơn.
- Đối với doanh nghiệp KTTN trên địa bàn, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp còn khá thấp. Đa số chủ doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp thiếu định hướng, chỉ dựa vào kinh nghiệm, chạy theo tâm lý “bầy đàn”. Có
thể xem đây là yếu tố kém nhất của khu vực KTTN.
- Cần xây dựng , hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp. Hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp sẽ tạo ra một tổ chức năng động, nhạy cảm và thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra cơ chế quản lý nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động, phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong các tình huống SXKD.
c. Phát triển nguồn lực vật chất.
Chính quyền địa phương cần có chính sách cung cấp kịp thời thông tin đầy đủ và rộng rãi đến các doanh nghiệp như: Công bố các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các cụm nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống…
Chính quyền cần có giải pháp xây dựng hạ tầng SXKD, tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề trên địa bàn. Tiếp tục mở rộng đầu tư, xây dựng nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng kho tàng, bến bãi, hệ thống điện nước…
Máy móc thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn hiện nay đã lạc hậu, không còn thích hợp với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay. Vấn đề mua máy móc thiết bị sản xuất mới gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính. Vì thế, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về tài chính thông qua quỹ, ngân hàng chính sách… để doanh nghiệp thay thế máy móc lạc hậu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.
Việc sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
d. Đầu tưđổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin
đó sẽ có cơ hội lớn trong cạnh tranh, vị thế các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ công nghệ thông tin.
Thực tế hiện nay, trên địa bàn huyện Lệ Thủy các doanh nghiệp KTTN đang gặp khó khăn trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến do thiếu kinh phí; sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương chưa đáng kể. Vì thế, đểđầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, có ba nhóm giải pháp chính sau:
- Chính quyền địa phương cần tăng cường khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này theo hai hướng sau: Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức khoa học và công nghệ.Tăng cường nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho khoa học và công nghệ thông qua việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thực hiện cơ chế khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ; hoàn thiện quy định về thủ tục công nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hoàn thiện quy định về tài chính và đa dạng hóa nguồn tài chính cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hoàn thiện các quy định về hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Gắn kết các trung tâm nghiên cứu trên địa bàn với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển thị trường công nghệ. Trong đó ưu tiên việc hoàn thiện thủ tục giao quyền sở hữu, sử dụng các kết quả nghiên cứu hình thành từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức chủ trì đểứng dụng, chuyển giao cho doanh nghiệp; quy định phân chia lợi ích thu được từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa Nhà nước - tổ chức chủ trì - tác giả - người triển khai ứng dụng, thương mại hóa.
- Nâng cao nhận thức về doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho các chủ doanh nghiệp. Ða dạng hóa các phương thức truyền thông khác: Đối thoại
chính sách, biên tập và xuất bản sổ tay hỏi đáp về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; phổ biến chính sách về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình, cuộc thi tìm hiểu sản phẩm sáng tạo... Lồng ghép chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020 vào kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân
3.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì bao gồm ba hình thức chủ yếu: Công ty TNHH, CTCP và DNTN. Thứ hai, nếu phân theo lĩnh vực hoạt động thì bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong ba lĩnh vực: CN-XD, TM-DV và nông nghiệp. Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh không nằm ngoài nội dung đã nói ở trên.
Xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội góp phần quyết định sự phát triển của các hình thức tổ chức SXKD, trước khi thành lập cần nghiên cứu kỹ, cân nhắc kỹ lưỡng và định hướng ngay từ ban đầu để lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện nội tại cũng như tình hình kinh tế, xã hội, xu hướng của phát triển kinh tế tư nhân. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây tạo ra sân chơi cạnh tranh khóc liệt, vì thế những loại hình doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao mới có thể tồn tại và phát triển.
Trên địa bàn huyện Lệ Thủy, phần lớn loại hình doanh nghiệp chủ yếu là công ty TNHH và hoạt động phần lớn trong lĩnh vực TM-DV, vì thế chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thểđể các loại hình này phát triển theo xu hướng:
- Quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp trong khu vực KTTN còn nhỏ, hẹp vì thế cần mở rộng địa bàn SXKD trong và ngoài địa phương để phát triển lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp trong khu vực KTTN cần có chiến lược đầu tư dài hạn hơn, tăng cường hình thức tổ chức kinh tế hợp tác…để tăng quy mô SXKD.
- Để tăng tính cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần đào tạo lao động, tuyển lao động có tay nghề cao, năng cao năng lực quản lý của ban quản trị doanh nghiệp.
- Với xu hướng trong những năm gần đây, ngành TM-DV phát triển với tốc độ nhanh chóng vì vậy, chính quyền cần có kế hoạch dài hạn về phát triển các trung tâm thương mại của huyện; hệ thống chợ cần được nâng cấp tu sữa cũng như có kế hoạch xây dựng hệ thống chợ mới trong tương lai nhằm tránh tình trạng quá tải của hệ thống chợ.