Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệ p

Liên kết kinh tế là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển trong điều cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần liên kết để tận dụng lợi thế của nhau. Đối với các doanh nghiệp trong khu vực KTTN, đẩy mạnh liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa

là một nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cần:

- Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn hơn về liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp giúp bù đắp điểm yếu của doanh nghiệp cũng như tăng cường điểm mạnh trong hoạt động SXKD.

- Thực tế trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tổ chức hiệp hội rất ít, nhưng đã bước đầu khẳng định vai trò của mình, trở thành tác nhân quan trọng trong phát triển KTTN trên địa bàn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để xuất hiện nhiều hiệp hội liên kết doanh nghiệp, đồng thời chủ doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các hiệp hội.

- Chính quyền địa phương cần phổ biến các thông tin chính sách trong việc khuyến khích các doanh nghiệp KTTN tham gia vào liên kết, có các ưu đãi với các doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi, các cuộc hội thảo với các doanh nghiệp có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, để xúc tiển đẩy nhanh quá trình thành lập các hiệp hội liên kết.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của hiệp hội, giúp doanh nghiệp thấy được vai trò và tính tất yếu phải tham gia vào hiệp hội.

- Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ gần gũi với ngân hàng trên địa bàn; tăng cường việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng; Thanh toán qua hệ thống ngân hàng sẽ giúp các cơ quan chức năng có thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo lòng tin giữa các đối tác khi tham gia liên kết.

- Các hiệp hội cần tích cực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và pháp luật kinh tế có liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp trên địa bàn; các hiệp hội thực sự là người đại diện cho doanh nghiệp.

các hình thức liên kết ngang và dọc. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường.

- Nâng cao năng lực liên kết của các chủ thể kinh tế thông qua đổi mới

công nghệ, trình độ lao động, năng lực quản lý và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, quá trình tòa cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất thiết phải liên kết với nhau, để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 107)