6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng quy mô các nguồn lực trong khu vực KTTN
a. Vốn
- Vốn SXKD là một trong những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu lao động là yếu tố trực tiếp tạo nên lợi nhuận thì vốn là nhân tố cần thiết không thể thiếu để tạo nên doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn sẽ có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, mua sắm nguyên nhiên vật liệu hàng hóa và chủ động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn là nguồn lực rất quan trọng cho các doanh nghiệp để phát triển, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính để giải phóng lực lượng sản xuất của toàn xã hội, thu hút các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất kinh doanh.
Những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp trong khu vực KTTN ngày càng gia tăng, dẫn đến khả năng huy động vốn, thu hút vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên hầu hết vốn đầu tư của các doanh nghiệp đều tăng lên. Nhờ đó phát huy được yếu tố nội lực của doanh nghiệp và ngày càng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn kinh doanh của thị trường. Việc huy động các nguồn vốn trong dân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần tăng sức sản xuất của xã hội.
- Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp thuộc KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy có quy mô khoảng 1 tỷ đồng, nguồn vốn này tăng không nhiều qua các năm, phần nào thể hiện nguồn lực tài chính không lớn. Vì thế, với quy mô nguồn vốn như vậy thì đầu tư các hoạt động SXKD sẽ hạn chế, nhất là đổi mới công nghệ, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6. Vốn bình quân 1 doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh thuộc khu vực KTTN
ĐVT:Triệu đồng % Tăng(+), giảm(-) Ngành sản xuất 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tốc độ tăng bình quân Vốn/1DN 833,2568 1080,94 1030,438 29,72 -4,67 11,35 CN-XD 1704,29 1790,37 3401,60 5,05 89,99 41,42 TM,DV 771,56 1028,49 870,22 33,30 -15,39 6,3 NN - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Nhìn vào bảng 2.6, nguồn vốn chủ sở hữu bình quân một doanh ngiệp có xu hướng tăng qua các năm, trung bình đạt 12,53%. Cụ thể, năm 2011, vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 833,2568 triệu đồng, qua năm 2012 tăng lên 1080,94 triệu đồng và năm 2013 là 1030,438 triệu đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-XD chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2011 vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 1704,29 triệu đồng, năm 2012 là 1790,37 triệu đồng và năm 2013 tăng mạnh đạt 3401,60 triệu đồng; và tốc độ tăng cũng cao nhất lên đến 47,52% trong cả giai đoạn 2011-2013 ; còn lại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM,DV có vốn chủ sỡ hữu bình quân khá khiêm tốn, năm 2011 là 771,56 triệu đồng và có sự tăng lên mạnh trong năm 2012 đạt 1028,49 triệu đồng, năm 2013 có sự sụt giảm đáng kể chỉ còn 870,22 triệu đồng; tốc độ tăng cả giai đoạn 2011 - 2013 chỉđạt 8,96%.
Vì thế, với quy mô nguồn vốn như vậy thì đầu tư các hoạt động SXKD sẽ hạn chế, nhất là đổi mới công nghệ, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém.
- Nguồn vốn chủ sỡ hữu của các doanh nghiệp có hình thức tổ chức khác nhau có sự khác nhau về tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu và nợ phải trả. Cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.7. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của các doanh nghiệp KTTN phân theo hình thức tổ chức qua các năm
ĐVT:% DNTN Công ty TNHH CTCP Năm Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 2009 56,8 43,2 50,6 49,4 46,8 53,2 2010 52,3 47,7 49,5 50,5 43,6 56,4 2011 51,9 48,1 45,6 54,4 42,5 57,5 2012 49,8 50,2 47,1 52,9 40,1 59,9 2013 48,6 51,4 46,8 53,2 42,6 57,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Qua bảng trên, ta thấy các DNTN có tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu lớn nhất ( nợ phải trả ít nhất ) và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 vốn chủ sỡ hữu là 56,8%, năm 2010 giảm xuống 52,3% và còn 48,6% năm 2013. Vốn chủ sỡ hữu các công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50%, năm 2009 vốn chủ sỡ hữu chiếm 50,6%, năm 2010 giảm xuống còn 49,5% và năm 2013 chỉ còn 46,8%. Vốn chủ sỡ hữu của các CTCP chiếm tỷ trọng thấp nhất so với hai hình thức doanh nghiệp còn lại, và có xu hướng giảm qua các năm, luôn dưới 47%, cụ thể năm 2009 là 46,8%, năm 2010 là 43,6% và 42,6% năm 2013.
b. Lao động
- Lao động là yếu tố có tính chất quyết định trong sản xuất kinh doanh, nguồn lao động có chất lượng, được quản lý tốt sẽ làm gia tăng số lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 2.8. Số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo lĩnh vực hoạt động 2011 2012 2013 % Tgiảăm(-) ng(+), Chỉ tiêu Lao động Tỷ lệ % Lao động Tỷ lệ % Lao động Tỷ lệ % 2012 /2011 2013 /2012 Tổng 2851 100 2820 100 2854 100 -1,09 1,21 CN-XD 652 22,87 655 23,23 598 20,95 0,46 -8,70 TM,DV 2199 77,13 2165 76,77 2256 79,05 -1,55 4,20 NN - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng 2.8, nhìn chung số lượng lao động trong khu vực KTTN qua các năm không có sự thay đổi, 2011 là 2851 lao động, năm 2012 là 2820 lao động và năm 2013 là 2854 lao động.
Trong khu vực KTTN, nếu phân theo lĩnh vực hoạt động , số lượng lao động trong khu vực TM,DV chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2011 có 2199 lao động làm việc chiếm 77,13%, năm 2012 giảm xuống 2165 lao động, giảm tương ứng (1,55%) chiếm tỷ trọng 76,77%, năm 2013 tăng lên 2256 lao động, tăng tương ứng 4,2%, chiếm tỷ trọng 79,05%. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh lĩnh vực CN-XD chiếm tỷ trọng khoảng 22% và có giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2013; cụ thể năm 2011 có 652 lao động chiếm tỷ trọng 22,87%, năm 2012 có 655 lao động chiếm tỷ trọng 23,23% tăng so với 2011 là 0,46%, nhưng đến năm 2013 chỉ có 598 lao động chiếm tỷ trọng 20,95%, giảm so với năm trước đến 8,7%.
Tốc độ tăng số lượng lao động trong khu vực KTTN nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng không đồng đều, cụ thể các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN – XD có sự giảm sút số lượng lao động, năm 2012 tăng 0,46% so với năm 2011, sang năm 2013 số lượng lao động giảm mạnh với tốc độ tăng (- 8,7); ngược lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM,DV có sự tăng đáng kể, năm 2012 có tốc độ tăng ( -1,55%) so với năm 2011, năm 2013 có tốc độ tăng 4,2% so với năm 2012. Tựu chung tổng số lượng lao động năm 2012 tăng (- 1,09%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 1,21% so với năm 2012.
- Thực tế cho thấy, mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực KTTN có xu hướng tăng lên nhưng số lao động bình quân một doanh nghiệp lại có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân là do các doanh nghiệp giảm số lượng lao động trong tình hình kinh tế khó khăn những năm vừa qua, bên cạnh đó do các doanh nghiệp mới thành lập đa số hoạt động trong lĩnh vực TM-DV ít sử dụng lao động hơn, khác với các ngành nghề sản xuất cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.9. Số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động % Tăng(+), giảm(-) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2011 Tốc độ tăng,giảm bình quân(%) Lao động/1DN 11,09 10,22 7,23 -7,90 -29,28 -18,59 CN-XD 38,35 34,47 23,92 -10,11 -30,61 -20,36 TM,DV 9,16 8,42 6,10 -8,06 -27,62 -17,84 NN - - - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Qua bảng trên, số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp trong khu vực KTTN có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2011 là 11,09 lao động/1DN, năm 2012
là 10,22 lao động/1DN, đến năm 2013 chỉ còn 7,23 lao động/1DN, tương ứng tốc độ giảm bình quân là (-18,59%). Trong đó, khu vực CN-XD giảm nhiều nhất, năm 2012 so với 2011 giảm (-110,11%), năm 2013 so với 2012 giảm đến (-30,61%), tính chung cả giai đoạn giảm (-20,36%) nhưng số lượng lao động trên một doanh nghiệp ở khu vực này vẫn khá cao đạt 38,35 lao động năm 2011 và 23,39 lao động năm 2013. Khu vực TM,DV có số lao động trên một doanh nghiệp năm 2011 là 9,16 lao động, năm 2012 là 8,42 lao động, giảm tương ứng (-8,07%), đến năm 2013 chỉ còn 6,1 lao động, giảm tương ứng (-27,62%), tính trung bình cả giai đoạn giảm (-17,84%).
- Sau đây là bảng 2.10, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Bảng 2.10. Tiêu chí về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô DN siêu
nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng vốn Số lao động Tổng vốn Số lao động Khu vực (Người) (Tỷ đồng) (Người) (Tỷ đồng) (Người) I.Nông-lâm -thủy sản <10 <20 10-200 20-100 200-300 II.CN-XD <10 <20 10-200 20-100 200-300 III. TM,DV <10 <10 10-50 10-50 50-100 Nguồn: Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ Kết hợp số liệu ở bảng 2.6; 2.8 và so sánh với tiêu chí ở bảng 2.10 ta thấy các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Lệ Thủy chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong đó lĩnh vực TM,DV hầu hết là doanh nghiệp siêu nhỏ, lĩnh vực CN-XD thuộc doanh nghiệp nhỏ.
- Qua bảng số liệu dưới đây, thấy rằng phần lớn các doanh ngiệp KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy là doanh nghiệp vừa và nhỏ ( quy mô lao động dưới 50 người là chủ yếu). Chính vì thế, năng lực cạnh tranh là rất yếu, khả năng tiếp cận nguồn vốn vì thế cũng hạn hẹp; khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ là rất khó khăn. Chính những điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KTTN trên địa bàn.
Bảng 2.11. Quy mô lao động của các doanh nghiệp KTTN phân theo lĩnh vực hoạt động năm 2013 Chỉ tiêu/năm Tổng CN-XD TM-DV NN < 5 người 1712 256 1456 - 5 - 9 người 655 159 496 - 10 - 49 người 283 94 189 - 50 - 199 người 204 89 115 - > 200 người 0 0 0 - Tổng cộng 2854 598 2256 - Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Qua bảng số liệu trên, ta thấy quy mô lao động của các doanh nghiệp KTTN phần lớn hoạt động trong lĩnh vực TM – DV, cụ thể có 2256 lao động; trong đó các doanh nghiệp với quy mô lao động bé hơn 5 người có đến 1456 lao động đang làm việc, các doanh nghiệp với quy mô lao động 5 – 9 người có 496 lao động đang làm, các doanh nghiệp với quy mô lao động 50 – 199 người có 115 lao động. Lao động làm việc trong các cơ sở SXKD trong lĩnh vực CN – XD là 598 người, trong đó trong đó các doanh nghiệp với quy mô lao động bé hơn 5 người có đến 256 lao động đang làm việc, các doanh
nghiệp với quy mô lao động 5 – 9 người có 159 lao động đang làm, các doanh nghiệp với quy mô lao động 50 – 199 người có 89 lao động.
c. Nguồn lực vật chất
- Mặt bằng sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không nhỏđến doanh thu của doanh nghiệp, mặt bằng kinh doanh thuận lợi sẽ tiếp cận được khách hàng tốt hơn. Việc sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
Trong những năm vừa qua, việc hỗ trợ đảm bảo mặt bằng SXKD cho các doanh nghiệp được xem là mục tiêu quan trong trong quá trình xây dựng phát triển của huyện Lệ Thủy.
Mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong quy hoặc và sử dụng đất SXKD, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã có địa điểm mặt bằng kinh doanh thuận lợi nhưng vẫn có các doanh nghiệp thuộc KTTN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng để SXKD.
Thực tế hiện tại trên địa bàn huyện Lệ Thủy quỹ đất để đầu tư phát triển kinh tế tương đối nhiều, nhưng quy hoạch quỹ đất còn thiếu tính đồng bộ, chỉ tập trung ở các khu đông dân cư; nhiều doanh nghiệp cần mặt bằng để SXKD chưa thể có địa điểm thích hợp trong khi nhiều địa điểm có mặt bằng kinh doanh đẹp vẫn để hoang; vì thế chưa thể phát huy hiệu quả trong sử dụng quỹđất trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp trong khu vực KTTN trên địa bàn hiện nay đã cũ kỹ, và quy mô còn nhỏ chưa phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị phần lớn nhập từ Trung Quốc và hiện nay đã lạc hậu, có giá trị không lớn, nếu sữa chữa thì tốn phần chi phí không nhỏ.
d. Công nghệ
- Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ là nguồn cung cấp các giải pháp để vượt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế và môi trường. Riêng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lệ Thủy, đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng và thành công mang tính chiến lược. Bởi vậy, muốn thúc đẩy phát triển khu vực này, cần phải hiểu rõ nội dung của quá trình đổi mới và các yếu tố có tác động tới quá trình này đểđề ra chính sách và giải pháp thích hợp
Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất biểu hiện qua tăng số lượng sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thực tế trên địa bàn huyện Lệ Thủy, trong những năm gần đây, việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp đã có kết quả tích cực; nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ , áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã nâng cao ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, nhiều cơ sở trong huyện đã đăng ký bảo hộ sản phẩm hàng hóa , ghi nhãn đúng quy định; hàng hóa có nhãn không đúng quy định đã giảm nhiều hơn so với những năm trước. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất,
quản lý điều hành doanh nghiệp nhờ việc chuẩn hóa tổ chức bộ máy và các