6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuấ t
Gia tăng kết quả sản xuất là làm kết quả (số lượng sản phẩm, doanh thu, thu nhập lao động, nộp ngân sách…) của năm sau cao hơn so với năm trước.
a. Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh
- Kết quả sản xuất của doanh nghiệp thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất; thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về lao động, vốn, công nghệ. Kết quả sản xuất của doanh nghiệp thường được thể hiện bằng: Số lượng sản phẩm sản xuất, giá trị sản phẩm được sản xuất.
Kết quả SXKD của doanh nghiệp được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh sau một chu kỳ nhất định và được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị doanh thu của doanh nghiệp.
Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hóa học, sinh học…có thể quan sát được, dùng thõa mãn những nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống. Giá trị sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì phải quy đổi thành tiền để thuận lợi trong việc tổng hợp, so sánh.
- Gia tăng kết quả sản xuất là tổng hợp các biện pháp, chính sách đểđạt được kết quả sản xuất của năm sau hơn năm trước, chu kỳ sản xuất năm sau hơn năm trước.
Để gia tăng kết quả sản xuất của doanh nghiệp phải: Lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng sử dụng nguồn lực, hoàn thiện công tác maketing, bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước.
Để đánh giá kết quả sản xuất của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN, thường sử dụng các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Số lượng sản phẩm tăng lên hằng năm; + Tốc độ gia tăng sản phẩm hằng năm; + Giá trị sản phẩm tăng lên hằng năm;
+ Tốc độ gia tăng giá trị sản phẩm hằng năm.
b. Tăng thu nhập bình quân người lao động
- Thu nhập bình quân của người lao động là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng.
Phát triển KTTN thể hiện ở kết quả sản xuất, sự tích lũy và nâng cao đời sống của đời sống người lao động. Gia tăng kết quả sản xuất làm nâng cao đời sống của nhân dân lao động. Đó là sự phát triển về chất, sự đổi mới và tiến bộ về trình độ sản xuất, sự lớn mạnh về thực lực của doanh nghiệp.
Tích lũy doanh nghiệp tăng, phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp cũng tăng, chứng tỏ quy mô phát triển của KTTN, tích lũy cao sẽ dẫn đến đầu tư cao làm tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động.
- Để đánh giá sự tích lũy và nâng cao đời sống của người lao động, thường dùng chỉ tiêu sau:
c. Nộp ngân sách nhà nước
- Nộp ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất của doanh nghiệp tăng, thể hiện sản xuất ra nhiều sản phẩm, hàng hóa cho xã hội, đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, thực hiện trách nhiệm xã hội, thực hiện công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Để đáp ứng yêu cầu xã hội của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng cao, Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả thành phần doanh nghiệp, tạo điều kiện thông thoáng và khuyến khích mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện về vốn, lao động, thị trường để các doanh nghiệp sản xuất ra càng nhiều sản phẩm hàng hóa. Từ đó, nâng cao lợi nhuận, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước.
-Tiêu chí đánh giá: Nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.