Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân s, mt độ dân s

Dân số huyện Lệ Thủy năm 2013 là 141.380 người, trong đó dân số trung bình nam là 70.560 người, dân số trung bình nữ là 70.820. Mật độ dân số là 99,84 người/km2 , phân bố không đồng đều. Mật độ cao nhất ở thị trấn Kiến Giang, thấp nhất ở xã Lâm Thủy.

b. Lao động và th trường lao động

Dân số huyện Lệ Thủy năm 2013 là 141.380 người, với dân số trong độ tuổi lao động là 77.912 người (2013) chiếm 55% dân số trên địa bàn. Lao động đang làm việc trên địa bàn 76303 người, chiếm 98% số người trong độ tuổi lao động. Điều đó cho thấy, nguồn lực lao động trên địa bàn là rất dồi dào có thể cung cấp đầy đủ chu cầu của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Dân số của huyện tương đối trẻ, chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 77522 người, năm 2011 là 77.718 người và năm 2013 đạt 77912 người; tốc độ tăng trung bình 0,5%. Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp vì thế khó đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.

Tỷ lệ nam nữ trên địa bàn huyện luôn ở trạng thái cân bằng trong thời gian qua; tuy nhiên về khu vực phân bố có sự không đồng đều: Khoảng 91 % dân số phân bốở khu vực nông thôn, khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 9%, tỷ lệ này luôn giữ ổn định qua các năm. Cụ thể qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Dân số huyện Lệ Thủy phân theo giới tính và khu vực Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ% Tổng dân số 140527 100 140948 100 141380 100 1.Theo giới tính Nam 70093 49,88 70335 49,90 70560 49,91 Nữ 70434 50,12 70613 50,10 70820 50,09 2.Theo khu vực Thành thị 12308 8,76 12424 8,81 12540 8,87 Nông thôn 128219 91,24 128524 91,19 128840 91,13

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dự báo dân số huyện Lệ Thuỷ đến năm 2015 là 141.650 người, năm 2020 khoảng 143.400 người. Trong 10 năm tới dân số trong độ tuổi lao động của Lệ Thủy sẽ tăng thêm khoảng 7.800 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 780 người, trong đó có trên 2.200 lao động đến tuổi lao động. Đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 78.320 người trong độ tuổi lao động. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân. Từng bước hình thành và phát triển thị trường lao động và tổ chức lại lực lượng lao động xã hội. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và phổ cập nghề.

Đầu tư tạo việc làm, đa dạng hóa việc làm. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện phân bố dân cư và lao động ở nông thôn, đẩy mạnh công tác phân bố lại dân cư, đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế. Khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống, nghề mới ở địa phương, phát huy thế mạnh của kinh tế hộ gia đình và trang trại tùy điều kiện của từng vùng. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn lao động có chất lượng, chú ý đào tạo nghề cho lao

động nông thôn. Phấn đấu có số lao động bình quân đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 là 200-250 người, giai đoạn 2016-2020 là 250-300 người.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)