Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2.Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

a. Th tc hành chính và cơ chế chính sách

- Thủ tục hành chính: Chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Việc giải quyết thủ tục hành chính đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng khá tốt nhu cầu đặt ra, song vẫn có nhiều hạn chế. Ví dụ, các quy định về báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân , hệ thống biểu mẫu tài chính nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh còn nhiều phức tạp, khó thực hiện, vì thế nhiều doanh nghiệp chỉ báo cáo cho đủ thủ tục, mang tính đối phó; việc kê khai đăng ký vốn do chủ doanh nghiệp tự khai và chịu trách nhiệm nên rất khó xác định được số vốn đầu tư và thực hiện, có những doanh nghiệp đăng ký vốn lớn hoặc đăng ký vốn ít nhưng đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề, do đó cơ quan quản lý khó kiểm soát được khả năng thực tế của doanh nghiệp.

- Chính sách nguồn nhân lực: Trong những năm qua, chính quyền đã có những chính sách thiết thực và phát triển nguồn nhân lực như nâng cao chất lượng đào tạo nghề, mở rộng và xây mới trường nghề trên địa bàn nhằm đào tạo lao động có tay nghề cao cung cấp cho các doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Thời gian đào tạo nghề thường ngắt quãng, không liên tục; lao động được đào tạo trên địa phương nhưng làm việc ởđịa phương khác…

- Chính sách tín dụng: Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Lệ Thủy chưa có chính sách cụ thể thiết thực nào về hỗ trợ tín dụng cho khu vực KTTN, mà chỉ có những chính sách chung của nhà nước. Vì thế, các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn thường khó tiếp cận với nguồn vốn, vay từ các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh với lãi suất cao; làm chi phí tăng lên, hiệu quả SXKD thấp.

b. Cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, cất giữ sản phẩm… từ đó giảm chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

So với mặt bằng chung của tỉnh, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Lệ Thủy còn yếu kém; nhiều hệ thống giao thông, chợ… đã bị xuống cấp, tỷ lệ xây mới còn thấp. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã có bước tích cực, nhưng vẫn còn chậm, hệ thống kho tàng bến bãi còn đơn giản. Dù những năm gần đây được sự quan tâm của cấp chính quyền nhưng cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện. Như vậy, điều kiện cơ sở hạ tầng huyện Lệ Thủy ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp KTTN trên địa bàn.

c. Th trường tiêu th

Thị trường quyết định đến mặt hàng sản xuất và cầu sản phẩm. Những năm trở lại đây, lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa tương xứng với số dân trên thị trường huyện Lệ Thủy. Thị trường trên địa bàn huyện và các vùng lân cận còn quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của người dân còn thấp.

Chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu nên dễ bị các đối thủ chiếm lĩnh và cũng như đánh mất thị trường vốn có của mình.

Bên cạnh đó, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là thiếu thông tin thị trường, thiếu mạng lưới tiếp thị. Các doanh nghiệp KTTN gặp không ít khó khăn trong việc tham gia vào các hội chợ sản phẩm hàng hóa.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP PHÁT TRIN KINH T TƯ NHÂN TRÊN

ĐỊA BÀN HUYN L THY, TNH QUNG BÌNH TRONG THI GIAN TI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)