6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNHGIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯNHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Thành tựu
- Từ năm 2009 đến 2013, số lượng doanh nghiệp trong khu vực KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy tăng nhanh với tốc độ gia tăng cao. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, số lượng công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với hai hình thức còn lại, đây cũng là xu thế tất yếu khi mà công ty TNHH có những ưu thế hơn trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay. Nếu phân doanh nghiệp trong khu vực KTTN theo lĩnh vực hoạt động, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp hoạt động SXKD trong lĩnh vực TM-DV luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% qua các năm phần nào thể hiện cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao, góp phần tăng và đa dạng số lượng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp KTTN trên địa bàn.
- Quy mô nguồn lực doanh nghiệp trong khu vực KTTN có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể:
+ Vốn: Vốn bình quân trên một doanh nghiệp (vốn/doanh nghiệp) có quy mô không lớn nhưng có tốc độ tăng khá nhanh qua các năm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn phần nào giúp doanh nghiệp tự chủ trong SXKD; cụ thể, trong các hình thức tổ chức doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu của DNTN có tỷ trọng lớn nhất, CTCP có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Những năm vừa qua, khả năng huy động vốn, thu hút vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất có nhiều thuận lợi nên hầu hết vốn đầu tư của các doanh nghiệp đều tăng lên. Nhờ đó phát huy được yếu tố nội lực của doanh nghiệp và ngày càng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn kinh doanh của thị trường. Ngoài ra, việc huy động các nguồn vốn trong dân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần tăng sức sản xuất của xã hội.
+ Nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Lệ Thủy rất dồi dào, các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Trong những năm vừa qua, trình độ tay nghề lao động đã được nâng cao đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của chủ doanh nghiệp. Về quy mô lao động trong các doanh nghiệp KTTN nếu phân theo lĩnh vực hoạt động thì ngành TM-DV luôn chiếm số lượng lao động lớn nhất, phù hợp với số lượng doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV ngày càng tăng.
+ Nguồn lực vật chất: Cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã từng bước cải thiện, phần nào đáp ứng được quy mô SXKD ngày càng tăng; máy móc thiết bị đã được đầu tư, tu bổ đóng góp vào quá trình sản xuất. Mặt bằng SXKD chiếm vị trí quan trọng trong kết quả sản xuất của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp KTTN đã có mặt bằng phù hợp, thuận lợi cho hoạt động SXKD.
+ Công nghệ: Trên địa bàn huyện Lệ Thủy, trong những năm gần đây, việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ quá trình sản xuất của các doanh
nghiệp đã có kết quả tích cực; nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ , áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã nâng cao ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, nhiều cơ sở trong huyện đã đăng ký bảo hộ sản phẩm hàng hóa , ghi nhãn đúng quy định; hàng hóa có nhãn không đúng quy định đã giảm nhiều hơn so với những năm trước. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, quản lý điều hành doanh nghiệp nhờ việc chuẩn hóa tổ chức bộ máy và các quá trình nghiệp vụ quản lý.
- Hình thức tổ chức SXKD của doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng nhanh về số lượng và mở rộng lĩnh vực SXKD. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì tồn tại ba hình thức chủ yếu: Công ty TNHH, CTCP, DNTN; tốc độ tăng số lượng ba hình thức này luôn ở mức cao và ổn định qua các năm. Nếu phân theo lĩnh vực sản xuất, gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM-DV và CN-XD, tốc độ tăng doanh nghiệp TM-DV luôn ở mức cao. Thể hiện sự phát triển ngày càng mạnh của ngành TM-DV.
- Thị trường của các doanh nghiệp KTTN đã từng bước mở rộng và phát triển qua các năm, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp chiếm lĩnh một phần không nhỏ trên thị trường huyện Lệ Thủy. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng, chiếm lĩnh thị trường ở các địa phương lân cận góp phần gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong những năm qua đã từng bước phát triển. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp thành lập, tham gia các hiệp hội liên kết. Các chủ doanh nghiệp đã chú ý, quan tâm, coi trọng việc liên kết các doanh nghiệp với nhau; từng bước thiết lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong một ngành và các doanh nghiệp
trong khâu sản xuất.
- Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trong những năm vừa qua đạt kết quả cao, số lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại; giá trị sản xuất của khu vực KTTN luôn chiếm tỷ trọng lớn, và tốc độ gia tăng cao qua các năm góp phần tăng của cải vật chất trong xã hội; thu nhập của lao động từng bước được nâng cao góp phần cải thiện đời sống của người dân; đóng góp của khu vực KTTN vào ngân sách nhà nước luôn ở mức cao so với các thành phần khác và có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
2.3.2. Hạn chế
- Doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực KTTN khá cao nhưng chưa có sự tăng ổn định qua các năm. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa loại hình công ty TNHH với hai loại hình còn lại. Nếu phân theo lĩnh vực SXKD, cũng không có sự cân xứng giữa tỷ trọng số lượng doanh nghiệp; tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM-DV là rất lớn luôn trên 90%; còn lại là các doanh nghiệp KTTN trong lĩnh vực CN-XD. Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập còn ít, mức độ gia tăng không ổn định qua các năm.
- Quy mô các nguồn lực trong khu vực KTTN còn nhiều hạn chế:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp thuộc KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy có quy mô còn nhỏ, nguồn vốn này tăng không nhiều qua các năm, phần nào thể hiện nguồn lực tài chính không lớn. Vì thế, với quy mô nguồn vốn như vậy thì đầu tư các hoạt động SXKD sẽ hạn chế, nhất là đổi mới công nghệ, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 50%, còn lại và nợ phải trả; và nguồn vốn chủ sở hữu này có xu hướng giảm qua các năm vì thế doanh nghiệp sẽ bịđộng trong SXKD, khó khăn trong mở rộng gia tăng sản xuất.
+ Số lượng lao động trong khu vực KTTN trong các năm qua dường như không có sự thay đổi, trong khi số lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Tuy trình độ người lao động có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp, lao động có trình độ tay nghề cao rất ít. Số lao động bình quân trên một doanh nghiệp (lao động/doanh nghiệp) có xu hướng giảm.
+ Nguồn lực vật chất: Cơ sở hạ tầng yếu kém, không phù hợp với hoạt động SXKD ngày càng gia tăng; máy móc thiết bị lạc hậu có giá trị không cao; mặt bằng SXKD chiếm vị trí quan trọng trong hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận mặt bằng SXKD.
+ Công nghệ: Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp yếu, nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư nâng cấp công nghệ - thiết bị, chưa sản xuất chế biến sâu để tạo thành sản phẩm tinh xuất khẩu nên các sản phẩm tạo ra có giá trị kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ qua, đơn vị trong huyện chưa nhất quán, còn chồng chéo. Việc tiếp cận và nắm bắt pháp luật của cơ sở, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên. Việc đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới thiết bị công nghệ, công bố tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
- Về mở rộng thị trường: Những năm qua, việc mở rộng thị trường trên địa bàn và các địa phương lân cận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp KTTN và các cơ quan nhà nước còn lỏng lẽo, thậm chí nhiều doanh nghiệp dường như không quan tâm đến vấn đề này. Doanh nghiệp KTTN luôn gặp
khó khăn trong vấn đề thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ngoại thương chưa nắm bắt được, các kết quả nghiên cứu thị trường chung còn nằm ngoài khả năng tiếp cận của họ, hơn nữa độ tin cậy của thông tin hiện nay chưa cao, nội dung thông tin còn nghèo nàn, ít được cập nhật thường xuyên và lạc hậu so với biến động của thị trường.
- Về liên kết: Các doanh nghiệp thiếu tính chủ động, chưa thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác chưa chặt chẽ, dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp chưa ý thức được việc liên kết với nhau, hoạt động của các doanh nghiệp còn mang tính tự phát, chụp giật, manh mún. Điều đó làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vốn đã hạn chế lại càng suy yếu hơn, bị chèn ép trên thị trường.
- Về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp: Số lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đa phần còn thấp. Giá trị sản xuất doanh nghiệp trong khu vực KTTN chiếm tỷ trọng cao và gia tăng qua các năm nhưng tốc độ gia tăng có xu hướng giảm; thu nhập của người lao động so với các địa phương trong khu vực là chưa cao, nộp ngân sách nhà nước còn thấp.
2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.4.1. Nguyên nhân từ phía cơ sở sản xuất kinh doanh
a. Yếu tố Vốn
Vốn là yếu tố cần thiết không thể thiếu để tạo nên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực vốn mạnh, thì trang bị đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến
hiện đại, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, chất lượng sản phẩm được tăng lên, giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy có vốn nhỏ, quy mô SXKD không lớn, doanh thu không cao, bên cạnh đó chi phí sản xuất khá cao nên kết quả và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thấp.
b. Yếu tố lao động
Tất cả các ngành nghề đều sử dụng sức lao động con người, yếu tố lao động thể hiện quy mô của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp khi tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, phải tính toán xác định quy mô, khả năng quản lý và tổ chức phân công đúng người, đúng việc
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy chủ yếu sử dụng lao động có tay nghề không cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp nên năng suất lao động thấp; Số lượng bình quân lao động trên một doanh nghiệp ở lĩnh vực CN-XD cao hơn so với TM-DV, nhưng không cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp còn thấp.
c. Trình độ, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp
Trình độ của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chủ doanh nghiệp là người quyết định chiến lược SXKD của doanh nghiệp, chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, chiến lược không phù hợp sẽ gây ra thiệt hại cho chính doanh nghiệp và xã hội.
Hầu hết chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Lệ Thủy còn thiếu trình độ và kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường; các doanh nghiệp tư nhân còn được tổ chức
và quản trị theo kiểu “ gia đình trị”, họ không muốn người ngoài vào quản lý doanh nghiệp; ngoài ra chủ doanh nghiệp còn yếu kém chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn một cách hợp lý.
Chủ doanh nghiệp vẫn thích thú với lợi ích ngắn hạn và sẵn sàng đổi cơ hội đầu tư và lợi ích dài hạn để lấy cơ hội đầu tư và lợi ích ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp kinh tế tư nhân là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đang gặp khó khăn và lúng túng vềđịnh hướng phát triển dài hạn.
d. Tính liên kết
Các doanh nghiệp thiếu tính chủ động, chưa thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác chưa chặt chẽ, dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp chưa ý thức được việc liên kết với nhau, hoạt động của các doanh nghiệp còn mang tính tự phát, chụp giật, manh mún. Điều đó làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vốn đã hạn chế lại càng suy yếu hơn, bị chèn ép trên thị trường; dẫn đến hiệu quả SXKD chưa tương xứng với tiềm năng.
e. Ứng dụng khoa học công nghệ
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy có quy mô vốn nhỏ và thiếu quan tâm đến thị trường công nghệ nên việc chuyển giao chưa thật kịp thời, công nghệ chuyển giao chưa hiện đại, năng suất lao động thấp, đẩy giá thành cao.
Hầu như khu vực KTTN trên địa bàn chưa tham gia vào hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ sản xuất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đổi mới công nghệ thường thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất, không có kế hoạch dài hạn, phương thức được sử dụng nhiều nhất là nhập khẩu công nghệ.
Do đó, đẩy chi phí xã hội tăng cao, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
2.4.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
a. Thủ tục hành chính và cơ chế chính sách
- Thủ tục hành chính: Chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Việc giải quyết thủ tục hành chính đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng khá tốt nhu cầu đặt ra, song vẫn có nhiều hạn chế. Ví dụ, các quy định về báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế