ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY

THỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

a. V trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý:

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình. Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh và phía Đông giáp biển Đông. Huyện Lệ Thủy được chia thành 28 xã và thị trấn, trên địa bàn có tuyến đường sắt, quốc lộ 1A, và đường Hồ Chí Minh đi qua. Vì thế huyện Lệ Thủy có vị trí quan trọng về kinh tế, là cửa ngõ phía Nam vào tỉnh Quảng Bình; có

tuyến đường sắt Bắc – Nam tuyến, quốc lộ 1A và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua góp phần thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa trong nước và phát triển du lịch; có Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tiếp giáp tỉnh Khammouan của Lào là nơi luân chuyển hàng hóa và khách du lịch đến các nước Đông Dương. Vị trí huyện Lệ Thủy gần tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua cửa khẩu Lao Bảo, nên có thể vai thuận lợi cho sự phát triển trao đổi hàng hóa ra bên ngoài và phát triển du lịch dịch vụ các nước như Thái Lan, Myanmar, Campuchia dễ dàng.

- Địa hình:

Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp. Mức độ chia cắt lớn nên việc di chuyển giữa các vùng tương đối khó khăn. Phía tây huyện là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Phần giữa huyện là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là những dải cồn cát trắng kéo dài hàng chục cây số. Ngoài làng chài và một bãi tắm, đa phần còn lại đều hoang sơ.

- Khí hậu thủy văn:

Lệ Thủy - một huyện phía Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22-24,40C. Vào mùa khô có những đợt nắng nóng kéo dài, vào mùa mưa có những đợt rét đậm, rét hại và hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió, bão vào tháng 9, tháng 10, tháng 11.

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất 141.611 hécta, với nhiều loại đất khác nhau như đất nông nghiệp, đất cát ven biển, đất nhà ở. Với tổng diện tích đất nông nghiệp

gồm 127.490,53ha trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 22.454,11ha và diện tích đất lâm nghiệp là 104.683,20ha. Có nhiều diện tích đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su như đất rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích đất rừng trồng, tập trung tại các xã vùng núi và vùng gò đồi như Văn Thủy, Phú Thủy, Trường Thủy, Sơn Thủy, Sen Thủy, Thái Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy.

- Tài nguyên du lịch

Tiềm năng du lịch của huyện Lệ Thủy là vô cùng lớn. Một số điểm du lịch nổi tiếng ở huyện như: Khu du lịch nước suối Bang, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bãi biển Ngư Thủy, Bàu Sen…Với vị trí địa lý thuận lợi về cả đường bộ và đường sắt đi qua nên trong tương lai dịch vụ du lịch sẽ là động lực phát triển kinh tế.

- Tài nguyên rừng

Địa hình Lệ Thủy với khoảng 2/3 là địa hình đồi núi. Vì thế, tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng; trên địa bàn huyện diện tích đất lâm nghiệp là 104.683 ha, đồi núi gần như đã được phủ đầy các loại cây công nghiệp như keo, bạch đàn, tràm, thông, cao su cho giá trị kinh tế cao. Các cây gỗ quý như lim, táu…vẫn còn tuy chỉ chiếm phần nhỏ. Thực tế hiện nay, tài nguyên rừng đã góp phần nâng cao đời sống của người dân ở các xã miền núi.

- Tài nguyên biển:

Bờ biển huyện Lệ Thủy dài khoảng 20km kéo dài qua nhiều xã với cát trắng, sạch. Bãi biển Ngư Thủy có bãi tắm đẹp có tiềm năng phát du lịch. Bên cạnh đó, vùng biển Lệ Thủy rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; biển cung cấp nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, gồm nhiều loài cá và hải sản quý có giá trị kinh tế cao; ngư trường đánh bắt không chỉ ở huyện mà mở rộng ra các tỉnh lân cận. Ngoài ra, vùng biển Lệ Thủy còn có nhiều mỏ Titan với trữ lượng lớn và là tài nguyên xuất khẩu trong những năm gần đây.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt phong phú với con sông Kiến Giang và có nhiều hồ đập, trạm bơm trên địa bàn huyện. Chất lượng nước khá tốt thích hợp cho sinh họa của người dân, sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân s, mt độ dân s

Dân số huyện Lệ Thủy năm 2013 là 141.380 người, trong đó dân số trung bình nam là 70.560 người, dân số trung bình nữ là 70.820. Mật độ dân số là 99,84 người/km2 , phân bố không đồng đều. Mật độ cao nhất ở thị trấn Kiến Giang, thấp nhất ở xã Lâm Thủy.

b. Lao động và th trường lao động

Dân số huyện Lệ Thủy năm 2013 là 141.380 người, với dân số trong độ tuổi lao động là 77.912 người (2013) chiếm 55% dân số trên địa bàn. Lao động đang làm việc trên địa bàn 76303 người, chiếm 98% số người trong độ tuổi lao động. Điều đó cho thấy, nguồn lực lao động trên địa bàn là rất dồi dào có thể cung cấp đầy đủ chu cầu của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Dân số của huyện tương đối trẻ, chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 77522 người, năm 2011 là 77.718 người và năm 2013 đạt 77912 người; tốc độ tăng trung bình 0,5%. Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp vì thế khó đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.

Tỷ lệ nam nữ trên địa bàn huyện luôn ở trạng thái cân bằng trong thời gian qua; tuy nhiên về khu vực phân bố có sự không đồng đều: Khoảng 91 % dân số phân bốở khu vực nông thôn, khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 9%, tỷ lệ này luôn giữ ổn định qua các năm. Cụ thể qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Dân số huyện Lệ Thủy phân theo giới tính và khu vực Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ% Tổng dân số 140527 100 140948 100 141380 100 1.Theo giới tính Nam 70093 49,88 70335 49,90 70560 49,91 Nữ 70434 50,12 70613 50,10 70820 50,09 2.Theo khu vực Thành thị 12308 8,76 12424 8,81 12540 8,87 Nông thôn 128219 91,24 128524 91,19 128840 91,13

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dự báo dân số huyện Lệ Thuỷ đến năm 2015 là 141.650 người, năm 2020 khoảng 143.400 người. Trong 10 năm tới dân số trong độ tuổi lao động của Lệ Thủy sẽ tăng thêm khoảng 7.800 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 780 người, trong đó có trên 2.200 lao động đến tuổi lao động. Đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 78.320 người trong độ tuổi lao động. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân. Từng bước hình thành và phát triển thị trường lao động và tổ chức lại lực lượng lao động xã hội. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và phổ cập nghề.

Đầu tư tạo việc làm, đa dạng hóa việc làm. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện phân bố dân cư và lao động ở nông thôn, đẩy mạnh công tác phân bố lại dân cư, đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế. Khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống, nghề mới ở địa phương, phát huy thế mạnh của kinh tế hộ gia đình và trang trại tùy điều kiện của từng vùng. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn lao động có chất lượng, chú ý đào tạo nghề cho lao

động nông thôn. Phấn đấu có số lao động bình quân đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 là 200-250 người, giai đoạn 2016-2020 là 250-300 người.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Thời gian vừa qua, chính quyền cơ sở đã tạo mọi điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Từ cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin kịp thời đến tư vấn chuyển dịch ngành nghề, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ vay vốn, đi đôi với tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận trong kinh doanh…

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất phân theo ngành của huyện Lệ Thủy trong thời gian qua Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷđồng Tỷ trọng % Tỷđồng Tỷ trọng % Tỷđồng Tỷ trọng % CN-XD 218 10 263 9,17 298 9,68 TM-DV 867 39,75 1101 38,39 1283 41,68 NN 1096 50,25 1504 52,44 1497 48,64 Tổng 2181 100 2868 100 3078 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Lĩnh vực thương mại dịch vụ trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường; hệ thống các chợ được mở rộng về số lượng và diện tích, các sản phẩm hàng hóa đa dạng về chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội; nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện trên địa bàn… Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn năm 2011 là 867 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.101 tỷđồng và năm 2013 là 1286 tỷđồng; tăng bình quân 21,6 %.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cư và phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài, định hướng phát triển còn lúng túng, sức cạnh tranh chưa cao; cơ cấu sản phẩm thay đổi chưa đáng kể, chưa sản xuất được nhiều sản phẩm có tính đặc thù để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Dựa vào bảng 2.2; giá trị sản xuất ngành công nghiệp–dịch vụ có xu hướng tăng, từ 218 tỷ đồng 2011 lên 263 tỷ đồng năm 2012 và 298 năm 2013; tuy nhiên tỷ trọng không có sự chuyển dịch đáng kể trong 3 năm vừa qua thể hiện cơ cấu kinh tế của huyện không có hướng chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay (tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp).

Giá trị sản xuất toàn huyện có sự gia tăng đáng kể, năm 2011 đạt 2181 tỷ đồng, năm 2012 đạt 2868 tỷ đồng và 3078 tỷđồng năm 2013; tốc độ tăng bình quân đạt 18,74 %. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, xoay quanh giá trị 50% qua các năm, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành này qua các năm là 17,04%. Ngành thương mại, dịch vụ có sự gia tăng đáng kể, năm 2011 đạt 867 tỷđồng, đến 2012 đạt 1283 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 21,65%. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, đến năm 2013 chỉ đạt 298 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 17%.

Tóm lại, những yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của KTTN huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua bao gồm:

- Vị trí địa lý của huyện Lệ Thủy là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Quảng Bình, cơ sở hạ tầng đã có chú trọng đầu tư và phát triển, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua, có cửa khẩu Cha Lo là cửa ngõ ra các nước Đông Dương nên có vai trò luân chuyển luồng hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như: Đường sá, bưu điện, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa thông tin…khá hoàn chỉnh, góp phần phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm gần đây và những năm sắp đến.

- Đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên, đất đai… có tiềm năng vô cùng lớn, nhưng đến nay vẫn chưa khai thác triệt để, vẫn còn nhiều lãng phí trong sự dụng. Vì thế, trong những năm tới, nếu huyện có kế hoạch thích hợp để khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên ban tặng một cách khoa học và bền vững thì sẽ là đòn bẩy lớn nâng cao đời sống người dân cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, tuy nhiên mặt bằng dân trí không cao. Số lượng các nhà quản lý, nhà khoa học, các trường dạy nghề còn ít, các trường cao đẳng và đại học không có. Các nguồn nhân lực qua đào tạo, các lao động có chuyê môn nghiệp vụ, tay nghề qua các năm là không nhiều.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện có quy mô vừa và nhỏ, ít vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật đã lạc hậu, tính liên kết giữa các doanh nghiệp hầu như là không có, sức cạnh tranh và năng suất thấp.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY TRONG THỜI GIAN QUA BÀN HUYỆN LỆ THỦY TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh

Từ khi Luật doanh nghiệp chính thức ra đời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện tăng đáng kể. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp KTTN phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy

2011 2012 2013 % Tăng(+) , giảm(-) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % 2012 /2011 2013 /2012 Tổng số 257 100 276 100 395 100 +7,39 +43,12 TNHH 160 62,26 171 61,96 245 62,03 +6,88 +43,27 DNTN 74 28,79 79 28,62 117 29,62 +6,76 +48,10 CTCP 23 8,95 26 9,42 33 8,35 +13,04 +26,92 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy - Dựa vào bảng 2.3, nhìn chung tổng số doanh nghiệp trong khu vực KTTN có sự gia tăng rõ rệt, năm 2011 có 257 doanh nghiệp, sang năm 2012 tăng thêm 19 doanh nghiệp lên 276 doanh nghiệp tương ứng tăng 7,39%, số doanh nghiệp tăng mạnh sang năm 2013 với 119 doanh nghiệp đăng ký mới, tổng số doanh nghiệp năm này là 395 doanh nghiệp tương ứng tăng đến 43,12%

Trong khu vực KTTN nếu phân theo các loại hình doanh nghiệp, số lượng công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến DNTN và CTCP. Cụ thể, công ty TNHH năm 2011 có 160 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 62,26%, năm 2012 có 171 doanh nghiệp chiếm 61,96% và năm 2013 có 245 doanh nghiệp chiếm 62,03%; DNTN năm 2011 có 74 doanh nghiệp chiếm 28,79%, năm 2012 có 79 doanh nghiệp chiếm 28,62% và 117 doanh nghiệp chiếm 29.62% vào năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong thời gian 2011-2013 thuộc về DNTN với tốc độ tăng bình quân đạt 25,7%; công ty TNHH đạt 23,7%; còn CTCP đạt 19,5%. Sự gia

tăng số lượng doanh nghiệp này là khá cao và đáng khuyến khích trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Nếu phân theo ngành nghề đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM,DV luôn chiếm tỷ trọng áp đảo, luôn xoay quanh giá trị 93%, trong khi ở ngành CN-XD là 6%, còn lĩnh vực nông nghiệp không có doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động. Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM,DV năm 2011 có 240 doanh ngiệp chiếm 93,39%, sang năm 2012 tăng lên 17 doanh nghiệp tương ứng tăng 7,08%,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36)