6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Phát triển thị trường
Đối với doanh nghiệp, thị trường luôn ở vị trí trung tâm. Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu của những người kinh doanh và cũng là môi trường của hoạt động kinh doanh hàng hoá.
Thị trường tiêu thụ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì hàng hoá tiêu thụ càng nhiều, còn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị suy thoái, không thể tồn tại lâu. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, ở đó người bán, người mua, người trung gian gặp nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chính vì thế tình hình kinh doanh hàng hoá đều được phản ánh trên thị trường. Nhìn vào thị trường sẽ thấy được
tốc độ, mức độ tham gia vào thị trường của doanh nghiệp cũng như quy mô của sản xuất kinh doanh.
Chính vì tầm quan trọng của thị trường đối với sự sống còn của doanh nghiệp như đã nêu trên, sau đây là những giải pháp phát triển thị trường cho các doanh nghiệp trong khu vực KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian đến:
a. Tăng cường xúc tiến thương mại
- Doanh nghiệp cần trích phần kinh phí để nghiên cứu thị trường trên địa bàn và các vùng lân cận. Chi phí nghiên cứu thị trường doanh nghiệp lấy từ nguồn tài chính của doanh nghiệp, hoặc có thể cùng liên kết với doanh nghiệp khác hoặc từ sự hỗ trợ của các cơ quan chức trách.
- Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, việc nghiên cứu thị trường là điều rất cần thiết, nếu nhu doanh nghiệp nào chưa hoặc ít nghiên cứu thị trường để có thông tin chắc chắn sẽ không nắm chắc được nhu cầu của thị trường, kém các đối thủ cạnh tranh, kết quả kinh doanh sẽ không đạt như mục tiêu đề ra.
- Chủ doanh nghiệp cần nhận thức nghiên cứu thị trường là công việc không dễ dàng, rất phức tạp vì thế có thể thuê, mua kết quả nghiên cứu thị trường từ các đối tác, tránh tình trạng thông tin thị trường không chính xác; cần tận dụng mọi nguồn dữ liệu có sẵn trên phương tiện truyên thông, các cuộc hội thảo, giao lưu thương mại…nhưng phải có chọn lọc; không nên quyết định SXKD chỉ dựa trên kinh nghiệm.
- Kiến nghị chính quyền địa phương, hoặc liên kết với các đối tác tổ chức các cuộc hội thảo, các hội chợ. Tham gia các hội chợ, hội thảo...trong cả nước; tạo mối quan hệ chiến lược lâu dài với các đối tác, bạn hàng, nắm bắt tận dụng mọi thời cơđểđàm phán mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ.
thực sự có thương hiệu tầm cỡ. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của xây dựng và quảng bá thương hiệu, từ đó có chiến lược cụ thể và dài hạn để phát triển thương hiệu trên địa bàn cũng như mở rộng ra các vùng trong cả nước.
- Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống đo lường chất lượng sản phẩm nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa để từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần giữ vững và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài địa phương.
- Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thị trường nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp.
b. Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.
- Chủ doanh nghiệp cần biết rằng, mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy. Tất cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đẵp cho những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Công tác chăm sóc khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản
phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.
- Cần nắm bắt những sự kiện quan trọng, tham gia vào các chương trình và các sự kiện trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp để nhân viên có thể gặp gỡ, tương tác với mọi khách hàng tốt nhất.
- Mọi nhân viên trong doanh nghiệp cần nhận thức rõ chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tiếp tục tiến hành và mở rộng thu thập thông tin khác hàng, cập nhập liên tục tất cả những yếu tố về khách hàng liên quan đến hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật thông tin sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, nắm bắt được sự thay đổi thị hiếu, đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp để có kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó muốn gia tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tiêu thụ được thêm nhiều hàng hoá, nghĩa là phải mở rộng được thị trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp