GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯNHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯNHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh

a. Ci cách, nâng cao cht lượng th tc hành chính công

Để phát huy hơn nữa vai trò của KTTN, chính quyền cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; Đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đẳng, cùng có lợi, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội và môi trường; Nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của khu vực KTTN về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học – công nghệ và về thị trường... Đồng thời, cũng cần có những chương trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng như có chế độ khen thưởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình của hoạt động KTTN trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với KTTN, đảm bảo cho các cơ quan quản lý thực sự là chỗ dựa vững chắc và là người hướng dẫn hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát “thân thiện” đối với KTTN. Chính quyền cần xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ mới đối với khu vực KTTN, chuyển từ mục đích "quản chặt DN" sang "hỗ trợ DN" bằng định hướng chính sách, thông tin thị trường và những khuyến khích tài chính, cũng như tinh thần theo

ngành, sản phẩm, địa bàn, chứ không theo từng doanh nghiệp, dự án cụ thể hoặc tính chất sở hữu.

Cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống lý lịch tư pháp công dân, hệ thống thông tin DN, hệ thống đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản... được nối mạng nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, cũng như quản lý và phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kinh doanh, các hành vi vi phạm sở hữu thương hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các vi phạm bản quyền, an ninh, trật tự an toàn văn minh thương mại và thị trường khác; Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích và dự báo các xu hướng thị trường, cung cấp thông tin và các dịch vụ về pháp lý thương mại thị trường, các thông lệ và tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu cho DN tư nhân... Coi trọng kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tượng gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sự cạnh tranh lành mạnh của lĩnh vực KTTN.

Thực hiện có hiệu quả mô hình “một cửa” trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xét cấp ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Phòng doanh nghiệp thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục sau khi đã có Giấy đăng ký kinh doanh như đăng báo, khắc dấu và phối hợp với cục Thuế thành hệ thống nhằm rút ngắn thời gian của doanh nghiệp.

Đẩy nhanh đăng ký kinh doanh trên Website, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đăng ký SXKD. Đồng thời, niêm yết các biểu mẫu về đăng ký kinh doanh và các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn, nhận biết đầy đủ hơn với các thủ tục hành chính. Cần bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, cần bình đẳng giữa các doanh nghiệp KTTN và kinh tế nhà nước.

Đối với cán bộ có những hành vi những nhiễu, hách dịch…cần có chế tài xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, chính quyền huyện cần tiếp tục tuyên tuyền, xúc tiến, quảng bá đầu tư, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

b. Phát trin cơ s h tng, to môi trường hp dn thu hút phát trin kinh tế tư nhân

Xác định đầu tư cơ sở hạ tầng là khâu đột phá để mở đường cho việc phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, huyện Lệ Thủy đã có nhiều công trình được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Nhờ đó bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, hiện đại.

Phát triển cơ sở hạ tầng phải có chiến lược cụ thể, trong từng giai đoạn cụ thể và phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:

Về giao thông: Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ,

đường huyện, đường liên xã theo đúng cấp bậc kỹ thuật. Xây dựng một số công trình có yêu cầu cấp thiết và nâng cấp đường ven biển theo quy mô đường cấp III, Bm/Bn=11/12, tải trọng công trình KL93. Các tuyến tỉnh lộ 10 (564), tỉnh lộ 16 (565) nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, nâng cao cường độ bề mặt lể đường bê tông và nhựa hoá 100%. Nhựa hóa hoặc bê tông hoá 100% mặt đường các tuyến đường huyện.

Mạng lưới cấp điện: Đầu tư phát triển hệ thống điện để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho dân cư toàn huyện. Đến năm 2015, lưới điện 22 KV Lệ Thủy sẽ được cấp điện từ 2 trạm 110KV Áng Sơn và Mai Thủy. Tiếp tục đầu tư, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mạng lưới điện bao gồm: Đường dây và trạm biến áp 110KV/22KV, lưới phân phối trung thế, lưới hạ thế, đưa điện lưới quốc gia về các xã miền núi, nhất là các xã, thôn vùng khó khăn. Phấn đấu đến năm 2015, đạt tỷ lệ 95% số thôn được dùng diện lưới quốc gia.

Thông tin và truyền thông: Đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng đài phát thanh huyện, xã, thôn, bản; xây dựng trạm phát lại ở các cụm xã mà sóng truyền hình không vươn tới. Đầu tư để phát triển thêm đài truyền thanh thị trấn nông trường Lệ Ninh, phát sóng FM và máy thu hình, radio AM - FM cho các địa phương, hộ dân cư ở các địa phương, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2020, 100% lãnh thổđược phủ sóng phát thanh và 95% số dân được xem truyền hình, đảm bảo thông tin liên lạc trong huyện, trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Về thủy lợi và cấp nước: Tiếp tục nâng cấp và hoàn chỉnh các công trình thủy lợi, nâng cấp các hồ chứa nhỏ đang bị xuống cấp như: công trình Đập Làng, Đập dâng Bàu Sen, Bàu Dum… Tiến hành xây dựng hệ thống thủy lợi Lùng Tréo, Thủy lợi vùng III Tả Kiến Giang (đê bao, trạm bơm, cống thoát nước), đảm bảo nhu cầu cấp nước tưới cho cây lúa, màu, nuôi trồng thủy sản để trên từng vùng kinh tế của huyện. Hoàn thành các dự án cấp nước, cải tạo và đổi mới hệ thống cấp nước hiện có như: Đại Phong, Mỹ Thủy, Dương Thủy, An Thủy… Phấn đấu đến năm 2020: 90% dân số được cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh với tiêu chuẩn 80 - 100lít/người/ngày, thu gom và xử lý 80 - 90% tổng lượng chất thải rắn.

Về hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giáo dục

đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và xây dựng đội ngũ giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện đủ năng lực đào tạo nghề cho lao động trên đại bàn. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, quy hoạch đất đai đủ xây dựng cơ sở học tập, sân chơi, cây xanh,... đảm bảo cho tất cả các trường học có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện đồng bộđể thực hiện chương trình giáo dục chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)