CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ

NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1.1. Căn cứ vào xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Dù ở cấp toàn cầu, quốc gia hay từng địa phương, KTTN đã, đang và sẽ ngày càng phát triển và đảm nhận vị thế quan trọng hơn trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những quốc gia và địa phương nào sớm nắm bắt được nhu cầu, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của khu vực KTTN thì càng khai thác được nhiều hơn các tác động tích cực,

phòng ngừa hoặc giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ sự phát triển KTTN.

Mức độ đóng góp của KTTN vào tổng sản phẩm trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục qua các năm cho thấy khu vực KTTN ngày càng quan trọng, trở thành động lực lớn đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước.

Trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp trong khu vực KTTN tăng lên trong khi kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm số lượng. Loại hình công ty TNHH có tốc độ tăng nhanh nhất; quy mô vốn doanh nghiệp KTTN tương đối nhỏ và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực TM-DV.

nhất, xấp xỉ 50% GDP và gần 90% số lao động. Thế nhưng, khu vực này hầu như không được hưởng ưu đãi nào, chưa kể những bất cập về chính sách, các cơ quan hành chính gây khó dễ, cơ chế xin - cho gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. KTTN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho KTTN phát triển. Theo đó, cần coi KTTN là bộ phận cấu thành và động lực phát triển ngày càng quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cần lấy sự phát triển nhanh KTTN và hiệu quả kinh tế - xã hội chung, sự cải thiện chất lượng sống mọi mặt của nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của những cơ chế, chính sách được lựa chọn.

3.1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế tư nhân của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Huyện Lệ Thủy tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.

Tốc độ phát triển kinh tế: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12,0- 12,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 13,6-14%/năm. Cơ cấu kinh tế như sau: Đến năm 2015: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng 28%; dịch vụ 37%. Đến năm 2020: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 29%; công nghiệp - xây dựng 32%; dịch vụ 39%. Thu nhập bình quân đầu người: đến năm 2015 đạt 26 triệu đồng/năm và đến năm 2020 đạt 50,22 triệu đồng/năm.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Tiếp tục đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Khai thác tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề ở nông thôn nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tập trung đầu tư để hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng những ngành nghề truyền thống: Thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản; hình thành một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hàng đặc sản, hàng lưu niệm chủ lực có thương hiệu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011- 2020 đạt 15,5%. Đến năm 2020, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu như sau: nước khoáng 30.000 nghìn lít; titan 4.000 tấn; gạch tuynel 30.000 nghìn viên; gạch không nung 15.000 nghìn viên; giấy kraft 20.000 tấn; cát sạn 300 nghìn m3; may xuất khẩu 1.000 - 2.000 nghìn sản phẩm.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thương mại, buôn bán vật tư hàng hóa, khách sạn, nhà hàng, du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông; khai thác có hiệu quả các điểm du lịch trên địa bàn. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân đạt 16,0%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 39,0%.

Chú trọng phát triển mạng lưới thương mại- dịch vụ rộng rãi; đầu tư nâng cấp chợ đầu mối. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại tại thị trấn Kiến Giang để về lâu dài trở thành trung tâm thương mại phía Nam tỉnh.

Tranh thủ các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư nâng cấp các khu du lịch - dịch vụ.

3.1.3. Một số quy định có tính nguyên tắc khi đề ra giải pháp

Một là, phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trở thành động lực lớn đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước.

Hai là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy phải được đặt trong và tuân thủ các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020; đồng thời phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Miền Trung và mối liên kết với các vùng, địa phương khác trong cả nước; đồng thời phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như cam kết và thông lệ của quốc tế.

Ba là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Phát triển KTTN bền vững, xây dựng định hướng phát triển các ngành trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, các lợi thế về địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.

Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KTTN đầu tư SXKD, đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước để kinh tế huyện Lệ Thủy đi theo chiến lược đã vạch ra.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức chính trị-xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trong khu vực KTTN.

Sáu là, phát triển KTTN phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh

a. Ci cách, nâng cao cht lượng th tc hành chính công

Để phát huy hơn nữa vai trò của KTTN, chính quyền cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; Đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đẳng, cùng có lợi, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội và môi trường; Nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của khu vực KTTN về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học – công nghệ và về thị trường... Đồng thời, cũng cần có những chương trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng như có chế độ khen thưởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình của hoạt động KTTN trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với KTTN, đảm bảo cho các cơ quan quản lý thực sự là chỗ dựa vững chắc và là người hướng dẫn hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát “thân thiện” đối với KTTN. Chính quyền cần xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ mới đối với khu vực KTTN, chuyển từ mục đích "quản chặt DN" sang "hỗ trợ DN" bằng định hướng chính sách, thông tin thị trường và những khuyến khích tài chính, cũng như tinh thần theo

ngành, sản phẩm, địa bàn, chứ không theo từng doanh nghiệp, dự án cụ thể hoặc tính chất sở hữu.

Cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống lý lịch tư pháp công dân, hệ thống thông tin DN, hệ thống đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản... được nối mạng nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, cũng như quản lý và phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kinh doanh, các hành vi vi phạm sở hữu thương hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các vi phạm bản quyền, an ninh, trật tự an toàn văn minh thương mại và thị trường khác; Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích và dự báo các xu hướng thị trường, cung cấp thông tin và các dịch vụ về pháp lý thương mại thị trường, các thông lệ và tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu cho DN tư nhân... Coi trọng kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tượng gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sự cạnh tranh lành mạnh của lĩnh vực KTTN.

Thực hiện có hiệu quả mô hình “một cửa” trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xét cấp ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Phòng doanh nghiệp thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục sau khi đã có Giấy đăng ký kinh doanh như đăng báo, khắc dấu và phối hợp với cục Thuế thành hệ thống nhằm rút ngắn thời gian của doanh nghiệp.

Đẩy nhanh đăng ký kinh doanh trên Website, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đăng ký SXKD. Đồng thời, niêm yết các biểu mẫu về đăng ký kinh doanh và các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn, nhận biết đầy đủ hơn với các thủ tục hành chính. Cần bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, cần bình đẳng giữa các doanh nghiệp KTTN và kinh tế nhà nước.

Đối với cán bộ có những hành vi những nhiễu, hách dịch…cần có chế tài xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, chính quyền huyện cần tiếp tục tuyên tuyền, xúc tiến, quảng bá đầu tư, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

b. Phát trin cơ s h tng, to môi trường hp dn thu hút phát trin kinh tế tư nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định đầu tư cơ sở hạ tầng là khâu đột phá để mở đường cho việc phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, huyện Lệ Thủy đã có nhiều công trình được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Nhờ đó bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, hiện đại.

Phát triển cơ sở hạ tầng phải có chiến lược cụ thể, trong từng giai đoạn cụ thể và phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:

Về giao thông: Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ,

đường huyện, đường liên xã theo đúng cấp bậc kỹ thuật. Xây dựng một số công trình có yêu cầu cấp thiết và nâng cấp đường ven biển theo quy mô đường cấp III, Bm/Bn=11/12, tải trọng công trình KL93. Các tuyến tỉnh lộ 10 (564), tỉnh lộ 16 (565) nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, nâng cao cường độ bề mặt lể đường bê tông và nhựa hoá 100%. Nhựa hóa hoặc bê tông hoá 100% mặt đường các tuyến đường huyện.

Mạng lưới cấp điện: Đầu tư phát triển hệ thống điện để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho dân cư toàn huyện. Đến năm 2015, lưới điện 22 KV Lệ Thủy sẽ được cấp điện từ 2 trạm 110KV Áng Sơn và Mai Thủy. Tiếp tục đầu tư, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mạng lưới điện bao gồm: Đường dây và trạm biến áp 110KV/22KV, lưới phân phối trung thế, lưới hạ thế, đưa điện lưới quốc gia về các xã miền núi, nhất là các xã, thôn vùng khó khăn. Phấn đấu đến năm 2015, đạt tỷ lệ 95% số thôn được dùng diện lưới quốc gia.

Thông tin và truyền thông: Đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng đài phát thanh huyện, xã, thôn, bản; xây dựng trạm phát lại ở các cụm xã mà sóng truyền hình không vươn tới. Đầu tư để phát triển thêm đài truyền thanh thị trấn nông trường Lệ Ninh, phát sóng FM và máy thu hình, radio AM - FM cho các địa phương, hộ dân cư ở các địa phương, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2020, 100% lãnh thổđược phủ sóng phát thanh và 95% số dân được xem truyền hình, đảm bảo thông tin liên lạc trong huyện, trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Về thủy lợi và cấp nước: Tiếp tục nâng cấp và hoàn chỉnh các công trình thủy lợi, nâng cấp các hồ chứa nhỏ đang bị xuống cấp như: công trình Đập Làng, Đập dâng Bàu Sen, Bàu Dum… Tiến hành xây dựng hệ thống thủy lợi Lùng Tréo, Thủy lợi vùng III Tả Kiến Giang (đê bao, trạm bơm, cống thoát nước), đảm bảo nhu cầu cấp nước tưới cho cây lúa, màu, nuôi trồng thủy sản để trên từng vùng kinh tế của huyện. Hoàn thành các dự án cấp nước, cải tạo và đổi mới hệ thống cấp nước hiện có như: Đại Phong, Mỹ Thủy, Dương Thủy, An Thủy… Phấn đấu đến năm 2020: 90% dân số được cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh với tiêu chuẩn 80 - 100lít/người/ngày, thu gom và xử lý 80 - 90% tổng lượng chất thải rắn.

Về hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giáo dục

đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và xây dựng đội ngũ giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện đủ năng lực đào tạo nghề cho lao động trên đại bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 87)