Thực trạng kết quả sản xuất của khu vực kinh tế tưnhân trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Thực trạng kết quả sản xuất của khu vực kinh tế tưnhân trong

trong thời gian qua

a. Thc trng kết qu sn xut kinh doanh

- Về số lượng các sản phẩm chủ yếu khu vực KTTN.

Các doanh nghiệp trong khu vực KTTN trong thời gian qua đã tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa cung cấp cho xã hội; giai đoạn gần đây, nhiều doanh nghiệp mới được hình thành đã từng bước ổn định về sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại nên sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần tăng doanh thu và đóng góp cho xã hội.

Bảng 2.18. Số lượng các sản phẩm chủ yếu của khu vực KTTN qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2009 2010 2011 2012 2013

Gạo tẻ Tấn 74568 75556 76223 76520 61868 Quần áo may đo 1000 cái 153 168 195 172 196 Cát, sạn 1000 m3 226 223 209 174 139 Đá hộc 1000 m3 168 181 184 190 186 Mực khô Tấn 11,6 12,1 13,4 15,1 - Gỗ xẻ các loại M3 1268 1356 1440 2005 1590 Gỗ mộc dân dụng M3 956 1239 1467 1987 2041 Nón lá 1000 cái 755 723 673 657 463 Cửa sắt hoa M2 4167 4132 4046 3255 4800 Cửa nhôm kính M2 3001 3023 3121 3287 3315 Guống tuốt lúa Chiếc 18 22 26 31 45 Xe cải tiến Chiếc 279 268 241 235 224

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy các sản phẩm trên địa bàn chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong địa bàn, chưa có sản phẩm chủ lực nào có sức cạnh tranh cao. Nhìn chung, đa số sản lượng các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn đều tăng qua các năm, cụ thể như Đá hộc ( năm 2009 là 168, năm 2012 là 190 và năm 2013 đạt 186), Gỗ xẻ các loại (năm 2009 là 1268, năm 2012 là 2005 và năm 2013 đạt 1590)…Tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm giảm, cụ thể Gạo tẻ năm 2009 là 74568 tấn, năm 2013 là 61868 tấn; Xe cải tiến, cát sạn cũng giảm qua các năm từ 2009 đến 2013.

Một tiêu chí nữa để đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KTTN là tốc độ tăng số lượng các sản phẩm chủ yếu của khu vực KTTN trên địa bàn. Bảng 2.19 Tốc độ tăng số lượng các sản phẩm chủ yếu của khu vực KTTN qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Gạo tẻ % - 1.32 0.88 0.39 -19.15 Quần áo may đo % - 9.80 16.07 -11.79 13.95 Cát, sạn % - -1.33 -6.28 -16.75 -20.11 Đá hộc % - 7.74 1.66 3.26 -2.11 Mực khô % - 4.31 10.74 12.69 - Gỗ xẻ các loại % - 6.94 6.19 39.24 -20.70 Gỗ mộc dân dụng % - 29.60 18.40 35.45 2.72 Nón lá % - -4.24 -6.92 -2.38 -29.53 Cửa sắt hoa % - -0.84 -2.08 -19.55 47.47 Cửa nhôm kính % - 0.73 3.24 5.32 0.85 Guống tuốt lúa % - 22.22 18.18 19.23 45.16 Xe cải tiến % - -3.94 -10.07 -2.49 -4.68

Dựa vào bảng 2.19, ta thấy tốc độ tăng số lượng các sản phẩm chủ yếu của khu vực KTTN qua các năm có sự không đồng nhất, sản phẩm có tốc độ tăng cao và ổn định nhất là Guồng tuốt lúa với năm 2010 là 22,22%, năm 2012 đạt 19,23% và năm 2013 đạt 45,16%; các sản phẩm có tốc độ tăng luôn âm qua các năm bao gồm Cát sạn, Nón lá, Xe cải tiến, Cửa sắt hoa. Lệ Thủy là một huyện nông nghiệp nhưng những năm qua, tốc độ tăng sản lượng Gạo tẻ đã có dấu hiệu giảm, cụ thể năm 2010 tốc độ tăng là 1,32%, năm 2011 có sự giảm nhẹ xuống 0,88%, năm 2012 đạt 0,33% nhưng qua năm 2013 sản lượng đã giảm xuống mạnh với tốc độ tăng (-19,15%).

- Về giá trị sản xuất của khu vực KTTNphân theo thành phần kinh tế

trong thời gian qua

Sau đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy:

Bảng 2.20. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Lệ Thủy phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Đơtính n vị 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Triệu đồng 756236 912637 1086255 1365042 1581688 Nhà nước Triệu đồng 61536 85325 102815 186659 235547 Tỷ lệ % 8,14 9,35 9,47 13,67 14,89 Kinh tế tư nhân Triệu đồng 161325 213568 274159 332579 384347 Tỷ lệ % 21,33 23,40 25,24 24,36 24,30 Kinh tế tập thể Triệu đồng 898 1036 1615 2813 2548 Tỷ lệ % 0,12 0,11 0,15 0,21 0,16 Kinh tế cá thể Triệu đồng 532477 612708 707666 842991 959246 Tỷ lệ % 70,41 67,14 65,15 61,76 60,65

Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Lệ Thủy chủ yếu từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước đem lại. Kinh tế nhà nước đóng góp vào giá trị sản xuất tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, năm 2009 đạt 61536 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,14%, năm 2011 đạt 102815 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,47% và năm 2013 tăng lên 235547 triệu đồng tương ứng 14,89%. Kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ, năm 2009 chiếm tỷ trọng 0,12%, năm 2011 chiếm 0,15% và 2013 chiếm tỷ trọng 0,16%, sự đóng góp của Kinh tế tập thể về giá trị sản xuất trên địa bàn là không đáng kể. Kinh tế cá thể là thành phần tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất, tỷ trọng qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn lớn, năm 2009 đạt giá trị sản xuất là 532.477 triệu đồng chiếm tỷ lệ 70,41%, năm 2011 tăng lên 707.666 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,15% và năm 2013 giá trị sản xuất lên đến 959.246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,65%. Kinh tế tư nhân tạo ra giá trị sản xuất còn khiêm tốn so với thành phần Kinh tế cá thể, giá trị sản xuất có sự gia tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2009 giá trị sản xuất là 161.325 triệu đồng chiếm trọng 21,33%, năm 2011 đạt 274.159 triệu đồng, đến năm 2013 giá trị sản xuất đạt đến 384.347 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,3%. Như vậy, tuy các doanh nghiệp trong khu vực KTTN ra đời ở nước ta có thể nói là muộn nhất, nhưng đã vươn lên đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra giá trị sản xuất cho xã hội chỉ đứng sau thành phần Kinh tế cá thể; vì vậy cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để KTTN phát huy mọi ưu thế của nó, tăng đóng góp cho nền kinh tế trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

Nhìn chung, tổng giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng có giảm.

Bảng 2.21. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Lệ Thủy phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng Triệu đồng 756236 912637 1086255 1365042 1581688 Tốc độ tăng % - 20,68 19,02 25,66 15,87 Nhà nước Triệu đồng 61536 85325 102815 186659 235547 Tốc độ tăng % - 38,66 20,50 81,55 26,19 Kinh tế tưnhân Triệu đồng 161325 213568 274159 332579 384347 Tốc độ tăng % - 32,38 28,37 21,31 15,57 Kinh tế tập thể Triệu đồng 898 1036 1615 2813 2548 Tốc độ tăng % - 15,37 55,89 74,18 -9,42 Kinh tế cá thể Triệu đồng 532477 612708 707666 842991 959246 Tốc độ tăng % - 15,07 15,50 19,12 13,79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng trên, ta thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn huyện có xu hướng giảm, cụ thể năm 2010 là 20,68%, sang năm 2011 có sự giảm nhẹ xuống 19,02%, năm 2012 tăng lên đến 25,56% và năm 2013 giảm xuống còn 15,87%. Đi vào từng thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước có tốc độ tăng cao nhưng không đồng đều, năm 2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất là 38,66%, năm 2011 đạt 20,5%, năm 2012 có sự gia tăng mạnh mẽ lên đến 81,55%, qua năm 2013 có sự giảm nhẹ chỉ đạt 26,19%.; thành phần kinh tế tập thể mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế nhưng tốc độ gia tăng giá trị sản xuất là rất cao trong ba năm 2010, 2011, 2012 nhưng đến năm 2013 tốc độ gia tăng đạt mức (-9,42%). Thành phần kinh tế cá thể luôn chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhất trong nền kinh tế và tốc độ tăng giá trị sản xuất là khá cao và ổn định, năm 2010 là 15,07%, năm 2011 đạt 15,5% và

năm 2013 tốc độ tăng 13,79. Thành phần KTTN luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và tốc độ tăng giá trị sản xuất có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2010 đạt 32,28%, năm 2011 giảm xuống 28,37%, năm 2012 là 21,31% và năm 2013 là 15,57%. Như vậy, trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp KTTN có chững lại nhưng vẫn đạt ở mức cao, đóng góp cho tổng giá trị sản xuất ngày càng đong vai trò quan trọng trong khi các thành phần kinh tế khác có xu hướng giảm sút.

- Về lợi nhuận sau thuế của 1 doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KTTN. Nhìn chung, lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN đều có xu hướng tăng qua các năm.

Bảng 2.22. Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp KTTN theo lĩnh vực hoạt động

ĐVT: Triệu đồng/doanh nghiệp

Ngành 2009 2010 2011 2012 2013

CN-XD 76 70 72 86 96

TM-DV 56 61 68 73 82

NN - - - - -

Nguồn: Số liệu chi cục Thuế huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng trên, ta thấy trong các ngành, lợi nhuận ngành CN-XD là lớn nhất và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 lợi nhuận đạt 76 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 70 triệu đồng và năm 2011 là 72 triệu đồng; hai năm tiếp theo tiếp tục tăng đạt 86 triệu đồng năm 2012 và 96 triệu đồng năm 2013. Về ngành TM-DV, lợi nhuận bình quân của 1 doanh nghiệp khá cao và tăng

đều qua các năm, năm 2009 là 56 triệu đồng, năm 2011 đạt 68 triệu đồng và năm 2013 lên đến 82 triệu đồng trên 1 doanh nghiệp.

Về tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp KTTN theo lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng không đồng đều, điều này thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.23. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp KTTN theo lĩnh vực hoạt động ĐVT: % Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 CN-XD - -7,89 2,86 19,44 11,63 TM-DV - 8,93 11,48 7,35 12,33 NN - - - - -

Nguồn: Số liệu chi cục Thuế huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng số liệu trên, tốc độ tăng của ngành CN-XD có xu hướng tăng qua các năm nhưng không ổn định, năm 2010 tốc độ tăng là (-7,89%), năm 2011 tăng lên 2,86%, sang năm 2012 có sự gia tăng mạnh mẽ lên đến 19,44%, nhưng năm sau đó 2013 giảm nhẹ xuống 12,33%. Ngành TM-DV có sự tăng trưởng luôn dương và khá ổn định, cụ thể năm 2010 tốc độ tăng 8,93%, năm 2011 tăng lên 11,48%, sang năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 7,35% và năm 2013 tăng lên 12,33%.

Tóm lại, nhìn chung KTTN trên địa bàn đang phát triển mạnh và hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận các doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Bước đầu đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương , góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

b. Thc trng thu nhp ca người lao động

người lao động. Trong những năm vừa qua, thu nhập của người lao động từng bước cải thiện và nâng dần qua các năm, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.24. Tiền lương bình quân 1 tháng/lao động khu vực KTTN qua các năm ĐVT: Nghìn đồng Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 CTCP 1658 1826 2236 2916 3125 TNHH 1426 1621 2068 2517 3050 DNTN 1369 1529 2007 2667 2856

Nguồn: Số liệu chi cục Thuế huyện Lệ Thủy Qua bảng số liệu trên, tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động khu vực KTTN phân theo hình thức tổ chức doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm; lương của người lao động thuộc CTCP là lớn nhất, tiếp đến người lao động làm việc trong công ty TNHH và cuối cùng là DNTT. Cụ thể, lao động trong CTCP năm 2009 có tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động là 1.658 (nghìn đồng), năm 2010 tăng lên 1.826 (nghìn đồng), năm 2013 tăng lên 3.125 (nghìn đồng); lao động trong loại hình công ty TNHH có tiền lương năm 2009 là 1.426 (nghìn đồng), năm 2011 tăng lên 2.068 (nghìn đồng) và năm 2013 đạt 3.050 (nghìn đồng); về lao động trong DNTN có tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động năm 2009 là 1.369 (triệu đồng), năm 2011 tăng lên 2.667 (triệu đồng) và năm 2013 đạt 2.856 (triệu đồng).

Về tốc độ tăng tiền lương bình quân 1 tháng/ lao động khu vực KTTN có sự không đồng đều trong các lĩnh vực, biểu hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.25. Tốc độ tăng tiền lương bình quân 1 tháng/ lao động khu vực KTTN qua các năm ĐVT: % Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 CTCP - 10,13 22,45 30,41 7,17 TNHH - 13,67 27,58 21,71 21,18 DNTN - 11,69 31,26 32,88 7,09

Nguồn: Số liệu chi cục Thuế huyện Lệ Thủy Qua bảng số liệu trên, tốc độ tăng tiền lương bình quân 1 tháng/ lao động khu vực KTTN qua các năm trong lĩnh vực CTCP có thể chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2009 đến 2012, tiền lương bình quân 1 tháng/lao động tăng lên với tốc độ cao (năm 2010 là 10,13% và năm 2012 là 30,41%) và giai đoạn 2 là từ năm 2012 đến 2013, tốc độ giảm xuống rõ rệt đạt 7,17% năm 2013. Lao động trong công ty TNHH có tiền lương 1 tháng/lao động có sự gia tăng đồng đều, năm 2010 là 13,67%, năm 2011 tăng lên 27,58%, năm 2012 có giảm nhẹ xuống 21,71% và năm 2013 là 21,18%. Lao động trong DNTN có tiền lương 1 tháng/doanh nghiệp có sự gia tăng cao từ năm 2010 đến 2012, nhưng giảm nhanh trong năm 2012 (7,09%).

Nhìn chung, mặc dù quy mô của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện chủ yếu là vừa và nhỏ nhưng đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động địa phương với thu nhập nâng cao qua các năm, phần nào nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động vẫn chưa ổn định qua các năm đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả SXKD hơn nữa trong thời gian tới.

c. Np ngân sách nhà nước ca khu vc KTTN

vào ngân sách địa phương. Năm 2009, đóng góp vào ngân sách là 6.235 (triệu đồng), năm 2011 tăng lên 9.320 (triệu đồng) và năm 2013 đạt 15.035 (triệu đồng). Tuy nhiên sự đóng góp vào ngân sách địa phương có sự không đồng đều giữa các hình thức tổ chức doanh nghiệp trong khu vực KTTN. Trong ba hình thức tổ chức thì loại hình CTCP có đóng góp lớn nhất và tăng dần qua các năm, năm 2009 đóng góp vào ngân sách huyện là 3.019 (triệu đồng), năm 2011 tăng lên 4.293 (triệu đồng) và năm 2012 đạt 8.862 (triệu đồng). Hình thức tổ chức TNHH có sự đóng góp tuy tăng dần qua các năm nhưng còn khiêm tốn, cụ thể năm 2008 mức đóng góp là 2.213 (triệu đồng), năm 2011 tăng lên 4.293 (triệu đồng) và năm 2013 mức đóng góp tăng lên đến 8.862 (triệu đồng). Hình thức DNTN có mức đóng góp ít nhất, trong giai đoan 2009-2013, mức đóng góp chỉ tăng gấp đôi từ 1003 (triệu đồng) năm 2009 lên 2036 (triệu đồng) năm 2013. Điều này được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.26. Nộp ngân sách nhà nước của khu vực KTTN qua các năm ĐVT: Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Thu NS trên địa bàn 60239 71236 76655 84269 65305 KTTN 6235 7368 9320 11557 15035 Trong đó: CTCP 3019 3306 4293 5735 8862 TNHH 2213 2939 3511 4006 4137 DNTN 1003 1123 1516 1816 2036

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2009 2010 2011 2012 2013 Thu NS trên địa bàn KTTN

Hình 2.3. Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 77)