Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 107 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

a. Xây dng chiến lược sn xut kinh doanh hp lý

Trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh trên địa bàn huyện Lệ Thủy hiện nay, hơn lúc nào hết, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và nhất là, thực hiện chiến lược một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp KTTN.

Bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu không có một chiến lược kinh doanh thích hợp thì sẽ khó đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Đặc biệt là tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Thực tế thành công trên thương trường đã chứng tỏ một điều: Các doanh nghiệp ngày càng thành công, lớn mạnh, có tiềm năng kinh tế lớn là nhờ năng động, nhanh nhạy trong môi trường cạnh tranh và có một chương trình hành động toàn diện và đúng đắn, tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, hạn chế những rủi ro trên cơ sở phát huy lợi thế, khắc phục được những yếu kém của doanh nghiệp mình. Để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy cần:

thời gian nhất định để phát hiện ra nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường hoặc nghiên cứu gián tiếp tại văn phòng. Các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được chi tiết hơn về nhu cầu thị trường như: Thị trường có sự thay đổi gì không ? nhu cầu thị trường cần thõa mãn hàng hóa nào ?...để từ đó doanh nghiệp có định hướng kinh doanh đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường.

Nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều chi phí và dành nhiều thời gian cho công việc này. Dựa trên cơ sở đã hiểu biết thị trường, các doanh nghiệp sẽ kết hợp với sở thích kinh doanh của mình, khả năng tài chính, mức độ rủi ro…để lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy yếu kém về mọi mặt, để có chiến lược kinh doanh như mong muốn, khi xây dựng chiến lược kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt những yêu cầu sau: Phải tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường; tính đến và xây dựng được vùng an toàn trong kinh doanh, phải hạn chế mức rủi ro đến mức tối thiểu và nâng độ an toàn đến mức tối đa; cần phải có khối lượng thông tin và tri thức đủ mạnh và phương pháp tư duy đúng đắn.

- Xây dựng chiến lược phải có chiến lược dự phòng trong tình huống xấu nhất xảy ra đối với doanh nghiệp thì sẽ có chiến lược thay thế tương ứng với một số tình huống. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, phải biết kết hợp thời cơ và độ chín muồi của thời gian kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược SXKD cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược. Chiến lược kinh doanh chung ( những vấn đề tổng quát bao trùm có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận ( những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, giá cả, tiếp thị…)

- Chủ doanh nghiệp cần chú ý một vấn đề hết sức quan trọng là chỉ xây dựng chiến lược thôi chưa đủ, vì dù chiến lược có xây dựng hoàn hảo đến đâu

nếu không vận dụng một cách hiệu quả tốt thì nó sẽ trở thành vô ích và hoàn toàn không mang lại hiệu quảđối với doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sởđào tạo, các hiệp hội để xây dựng danh mục ngành nghề cần đào tạo, chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu và chiến lược SXKD của đơn vị. Cần chú ý đến nhân sự xây dựng chiến lược kinh doanh, đó là những cán bộ, chuyên gia có trình độ, có kinh nghiệm.

- Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh của mình theo những căn cứ và mục đích khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau. Những nội dung chiến lược kinh doanh cần phải kết hợp với nhau một cách hài hòa.

- Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bên ngoài doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức chính quyền, các đơn vị kinh tế khác.

b. Nâng cao năng lc và hiu qu cnh tranh ca sn phm trên th

trường.

Phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy có sức cạnh tranh yếu kém, dễ mất thị phần vào tay các đối thủ, giảm hiệu quả SXKD; vì vậy, để nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm khu vực KTTN trê thị trường, doanh nhiệp cần:

- Thứ nhất, doanh nghiệp phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi của nhu cầu thị trường, giai đoạn thiết kế của sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị tăng cho doanh nghiệp.

- Thứ hai, là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải tập trung vào hai nội dung cơ bản: Các doanh nghiệp phải có quy mô lớn và tiềm lực tài chính

mạnh để xây dựng các cơ sở nghiên cứu với thiết bị hiện đại, với nhân lực có tính sang tạo cao để phát huy hiệu quả; doanh nghiệp có khả năng liên kết với các tô chức khác nhằm đi tắt, đón đầu công nghệ mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ, có đội ngũ lao động có trình độ cao và môi trường khuyến khích người lao động sáng tạo.

- Thứ ba, thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng qua điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả…là những cách thức giúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp phải tập trung vào cách thức bao gói sản phẩm và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn.

KT LUN VÀ KIN NGH

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, khu vực KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã đạt được những thành tựu nhất định như: Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp luôn ở mức cao; số lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất ngày càng gia tăng và đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn; quy mô hoạt động SXKD được mở rộng hơn; đã hình thành các hiệp hội liên kết doanh nghiệp; hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng qua các năm…Góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, khu vực KTTN thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế, tạo sức ép đối với các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó khu vực KTTN vẫn tồn tại nhiều hạn chế :

- Quy mô doanh nghiệp còn rất nhỏ, chưa có doanh nghiệp mũi nhọn, có khả năng dẫn dắt ngành.

- Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực KTTN có tăng nhưng chưa ổn định. Cơ cấu loại hình sở hữu và lĩnh vực kinh doanh chưa đồng đều.

- Nội lực doanh nghiệp còn yếu: Quy mô vốn nhỏ, máy móc thiết bị lạc hâu, tư liệu sản xuất hạn chế, tỷ lệ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thấp, nguồn nhân lực có trình độ chưa cao.

- Hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin và mở rộng thị trường, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu trên địa bàn huyện.

- Số lượng các hiệp hội liên kết doanh nghiệp còn ít. Các doanh nghiệp thiếu tính chủ động, chưa thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, hợp tác và liên kết với các thành phần kinh tế khác.

- Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp: Doanh thu qua các năm có tăng nhưng không ổn định, tỷ suất lợi nhuận còn thấp, thu nhập của người lao động so với các địa phương trong khu vực chưa cao, nộp ngân sách nhà nước còn thấp.

- Chiến lược kinh doanh còn yếu, nhiều doanh nghiệp KTTN trên địa bàn kinh doanh theo kiểu “thời vụ”, “ăn xổi”; chưa có chiến lược phát triển lâu dài, toàn diện.

Ngoài những rào cản về quan điểm, thể chế chính sách thì sự yếu kém nội tại của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong giai đoạn vừa qua, khiến khu vực KTTN chưa phát huy vai trò là động lực chính đối với phát triển nền kinh tế; vì vậy đòi hỏi sự thay đổi về quan điểm, chính sách của nhà nước về khu vực KTTN cũng như cần sự nỗ lực mạnh mẽ của chính doanh nghiệp KTTN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp KTTN phát triển.

KIẾN NGHỊ

Sau đây là một số kiến nghịđối với Nhà nước:

- Cần đổi mới hơn nữa tư duy lý luận về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của khu vực KTTN.

Hiện nay, nhận thức và quan niệm về kinh tế tư nhân trong xã hội vẫn còn chưa thống nhất, vẫn còn quan niệm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế tư bản tư nhân, nên còn gây ra mặc cảm đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân vì thế sự phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắt, lúng túng cả về tư duy lý luận, quan điểm, chính sách đến thực tiễn.

Về quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để có sự thống nhất cao. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa; quản l ý có phần buông lỏng và có nhiều sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng.

Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần có một quan điểm, cách nhìn rõ ràng về vai trò động lực cơ bản của khu vực KTTN đối với phát triển của nền kinh tế như những gì mà khu vực này đã đóng góp.

- Xây dựng, dần ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo động lực thúc đẩy quá trình đầu tư và hoạt động SXKD của khu vực KTTN. Từng bước xây dựng “Chính phủ điện tử” để nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và hành chính công trong các hoạt động thực thi pháp luật, cấp giấy phép đầu tư, quản lý đất đai, xuất nhập khẩu.

- Cải cách hệ thống thuế theo hướng thực hiện sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống chính sách thuế như: Cải tiến hệ thống sổ sách, chứng từ, biểu mẫu rõ ràng; điện tử hóa các hoạt động quản lý thuế… đảm bảo mục tiêu góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, khuyến khích đổi mới công nghệ, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng trong khu vực KTTN, thể hiện tốt vai trò là công cụ quan trọng quản lý và điều tiết vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước đối với nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực giám sát, quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong khu vực KTTN, nhằm chống gian lận thương mại, chống các hoạt động kinh doanh phi pháp…Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan để phát triển doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp KTTN phát triển.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

[1] PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền Thông.

[2] PGS.TS Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[3] Nguyễn Mạnh Công (2011), Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận

Thanh Khê, thành phốĐà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[4] GS.TS Tô Xuân Dân (2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[5] Phạm Đình Dũng (2009), Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[6] PGS.TS Lê Thế Giới (2004), “Cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí khoa học &

Công nghệ, (Số 2), trang 50-55.

[7] TS. Đinh Phi Hổ, TS. Lê Ngọc Uyển (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết

và thực tiễn, NXB Thống kê, TP HCM.

[8] Đào Thị Hồng Lý (2011), Phát triển kinh tế tư nhân quận Sơn Trà, thành

phốĐà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[9] Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy, Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2012

[10] PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến

trình hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội.

[11] Mai Xuân Phúc (2011), Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Kon

[12] PGS.TS Võ Xuân Tiến (2004), “Bàn về vấn đề đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Số: 3(7)).

[13] PGS.TS Võ Xuân Tiến (2005), “ Những vấn đề kinh tế cần giải quyết khi phát triển kinh tế tư nhân”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (Số: 1(68)). [14] PGS.TS Võ Xuân Tiến (2007), “ Đánh giá tác động của hoạt động kinh

tế biển ở Đà Nẵng đối với môi trường vùng bờ và sức khỏe cộng đồng”, ”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Số: 5(22)).

[15] PGS.TS Võ Xuân Tiến (5/2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Sốđặc biệt),trang 263.

[16] PGS.TS Võ Xuân Tiến (5/2011), “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới”, Tạp chí Khoa học &

Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Số: 3(11)).

[17] PGS.TS Võ Xuân Tiến (2014), “Đẩy mạnh phát triển dịch vụ công ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Số: (75)).

[18] PGS.TS Võ Xuân Tiến (5/2011), “ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam bằng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (Số: 4(77)).

[19] GS.TS Nguyễn Văn Thường, TS. Trần Khánh Hưng (2011), Giáo trình

kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân.

[20] Hồ Văn Vĩnh (2003), “Kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (Số 7), trang 15-19.

Websites

[21] Trang thông tin điện tử http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn. [22] Trang thông tin điện tử www.gocnhinalan.com.

[23] Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình www.quangbinh.gov.vn. [24] Cổng thông tin điện tử huyện Lệ Thủy http://lethuy.gov.vn.

[25] Trang thông tin điện tử http://www.thesaigontimes.vn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)