Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3.Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu

a. Phân theo loi hình doanh nghip

- Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong khu vực KTTN phát triển khá nhanh về số lượng và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn huyện Lệ Thủy tồn tại ba hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp đó là công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN.

Bảng 2.12. Doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo hình thức tổ chức Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 198 241 257 276 395 Trong đó: TNHH 136 151 160 171 245 % trong tổng số 68,69 62,66 62,26 61,96 62,03 DNTN 42 69 74 79 117 % trong tổng số 21,21 28,63 28,79 28,62 29,62 CTCP 20 21 23 26 33 % trong tổng số 10,10 8,71 8,95 9,42 8,35 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy

0 50 100 150 200 250 300 2011 2012 2013 160 171 265 74 79 117 23 26 33 TNHH DNTN CTCP

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện số lượng các doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo hình thức tổ chức

Qua bảng số liệu trên, tỷ trọng của ba hình thức tổ chức này có sự không đồng đều, công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2009 có 136 doanh nghiệp chiếm 68,69%, năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng nhẹ nhưng tỷ trọng giảm xuống 62,66%, các năm sau số lượng doanh nghiệp đều tăng cụ thể năm 2011 có 160 doanh nghiệp chiếm 62,26%, năm 2012 có 171 doanh nghiệp chiếm 61.96% , năm 2013 số lượng doanh nghiệp tăng mạnh lên 245 doanh nghiệp chiếm 62,03%. DNTN chiếm tỷ trọng khiêm tốn và có xu hướng tăng số lượng lẫn tỷ trọng qua các năm, cụ thể năm 2009 có 42 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 21,21%, năm 2010 có đến 69 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 28,63%, năm 2011 là 74 doanh nghiệp chiếm 28,79% và năm 2012 và 2013 lần lượt là 79; 117 và 28,62% và 29,62%. CTCP chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các hình thức SXKD, cụ thể năm 2009 có 20 doanh nghiệp 10,1%, năm 2010 có 21 doanh nghiệp chiếm 8,71%, năm 2011 có 23 doanh nghiệp chiếm 8,95%, năm 2012 tăng lên 26 doanh nghiệp chiếm 9,42% và

năm 2013 có sự tăng mạnh nhất lên 33 doanh nghiệp chiếm 8,35%.

- Về tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo hình thức tổ chức, ta có bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.13. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo hình thức tổ chức Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số doanh nghiệp 198 241 257 276 395 Tốc độ tăng % - 21,72 6,64 7,39 43,12 Trong đó: TNHH 136 151 160 171 245 Tốc độ tăng % - 11,03 5,96 6,88 43,27 DNTN 42 69 74 79 117 Tốc độ tăng % - 64,29 7,25 6,76 48,10 CTCP 20 21 23 26 33 Tốc độ tăng % - 5,00 9,52 13,04 26,92 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Nhìn vào bảng số liệu trên, nhìn chung tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp trong khu vực KTTN là khá cao, năm 2010 tăng đến 21,72%, sang hai năm tiếp theo có sự giảm rõ rệt chỉ còn 6,64% năm 2011 và 7,39% năm 2012, nhưng sang năm 2013 có sự gia tăng mạnh mẽđạt đến 43,12%, nguyên nhân là do nền kinh tế đã dần hồi phục và trên đà tăng trưởng. Trong từng loại hình doanh nghiệp có sự gia tăng không đồng đều, cụ thể loại hình doanh nghiệp công tyTNHH có tốc độ tăng năm 2010 là 11,03% nhưng giảm liên tiếp trong hai năm tiếp theo còn 5,96% năm 2011 và 6,88% năm 2012 nhưng sang năm 2013 tăng đến 43,27%; DNTN năm 2010 có tốc độ tăng số lượng đạt 64,29% nhưng năm 2011 có sự giảm mạnh chỉđạt 7,25%, năm 2012 chỉ còn 6,76%, đến năm 2013 có sự gia tăng trở lại đạt 48,1%; CTCP có tốc độ tăng nhỏ nhất so với hai hình thức trên, có xu hướng tăng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 5%, năm 2011 tăng lên 9,52%, năm

2012 tiếp tục tăng ổn định lên 13,04% và năm 2013 có sự gia tăng mạnh lên 26,92%. Như vậy, tốc độ tăng của số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phân theo hình thức tổ chức có sự phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế qua từng giai đoạn, cụ thể là trước và sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2009.

Dựa vào kết quả phân tích ở trên cho thấy loại hình công ty TNHH chiếm ưu thế tuyệt đối, được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Điều đó thể hiện thế mạnh của loại hình doanh nghiệp này; loại hình này có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, linh hoạt, mềm dẻo trong kinh doanh cũng như tìm kiếm thị trường, phù hợp với xu hướng hiện nay.

b. Phân theo lĩnh vc SXKD

- Trong những năm qua, KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã và đang phát triển đa dạng về ngành nghề SXKD. Tỷ trọng doanh nghiệp trong khu vực KTTN có sự biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành TM – DV. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.14. Doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số doanh nghiệp 198 241 257 276 395 Trong đó: CN-XD 16 17 17 19 25 % trong tổng số 8,08 7,05 6,61 6,88 6,33 TM-DV 182 224 240 257 370 % trong tổng số 91,92 92,95 93,39 93,12 93,67

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tỷ trọng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM – DV luôn chiếm ưu thế qua các năm, cụ thể năm 2009 có 182 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng là 91,92%, năm 2010 là 92,95%,

trong ba năm tiếp theo có sự gia tăng nhẹ các năm 2011,2012,2013 lần lượt là 93,39%, 93,12% và 93,67%. Tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-XD chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cụ thể năm 2009 chỉ 8,08%, năm 2010 là 7,05%, các năm tiếp theo có xu hướng giảm nhẹ, năm 2011 là 6,61%, năm 2012 có 19 doanh nghiệp chiếm 6,88% và năm 2013 chỉ chiếm 6,33%.

- Về tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo lĩnh vực hoạt động, ta có bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.15. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc KTTN phân theo lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số doanh nghiệp 198 241 257 276 395 Tốc độ tăng % - 21,72 6,64 7,39 43,12 Trong đó: CN-XD 16 17 17 19 25 Tốc độ tăng % - 6,25 0.00 11,76 31,58 TM-DV 182 224 240 257 370 Tốc độ tăng % - 23,08 7,14 7,08 43,97

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng số liệu trên, phân theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-XD có sự gia tăng ổn định, năm 20010tăng 6,25%, sang năm 2011 số lượng doanh nghiệp mới thành lập chính bằng số lượng doanh nghiệp phá sản nên vẫn là 17 doanh nghiệp, năm 2012 có sự gia tăng đáng kể lên 11,76% và năm 2013 có sự gia tăng mạnh mẽ lên đến 31,58%. Về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

TM – DV, tốc độ gia tăng có thể chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 có sự giảm tốc độ gia tăng từ năm 2010 đến 2012 với 23,08% (năm 2010) xuống 7,14% (năm 2011) và 7,08% (năm 2012), giai đoạn tiếp theo có sự gia tăng mạnh vào năm 2013 với tốc độ tăng đạt đến 43,97%. Như vậy, nhìn chung tốc độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng đáng kể, góp phần phát triển KTTN trên địa bàn.

2.2.4. Thực trạng về phát triển thị trường

- Sự hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố thị trường, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp ; dựa vào thị trường mà các doanh nghiệp điều tiết hoạt động SXKD của mình. Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường khác nhau, trong phạm vi luận văn này chỉ căn cứ vào các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất có thị trường các yếu tốđầu vào và thị trường các yếu tốđầu ra.

Thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu máy móc thiết bị và thị trường vốn; thị trường các yếu tố đầu ra chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Thực trạng mở rộng thị trường: Những năm qua, việc mở rộng thị trường trên địa bàn và các địa phương lân cận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp KTTN và các cơ quan nhà nước là rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp KTTN nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, cá đơn vị kinh tế có liên quan. Tuy nhiên, mối quan hệ này còn lỏng lẽo, thậm chí nhiều doanh nghiệp dường như không quan tâm đến vấn đề này.

Một thực tế cho thấy các doanh nghiệp KTTN luôn gặp khó khăn trong vấn đề thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ngoại

thương chưa nắm bắt được, các kết quả nghiên cứu thị trường chung còn nằm ngoài khả năng tiếp cận của họ, hơn nữa độ tin cậy của thông tin hiện nay chưa cao, nội dung thông tin còn nghèo nàn, ít được cập nhật thường xuyên và lạc hậu so với biến động của thị trường.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có mối quan hệ với ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp KTTN được hưởng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp chiếm ở mức không đáng kể, việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia vào mở rộng hoạt động SXKD chưa đạt kết quả cao; các thủ tục hành chính còn bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp nhà nước như thủ tục lâu hơn, chi phí nhiều hơn. Vì thế, cần có những biện pháp khả thi để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm thức đẩy mở rộng hoạt động SXKD đối với các doanh nghiệp KTTN là vấn đề hết sức cần thiết.

- Tiêu chí quan trọng thể hiện phát triển thị trường là sự thay đổi doanh thu của doanh nghiệp.

Bảng 2.16. Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thuộc KTTN qua các năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng (triệu đồng) 201817 216831 274159 332579 384347 CN-XD 89561 91568 88985 68257 62364 DV-TM 112256 125263 185174 264322 321983 Tỷ trọng (%): CN-XD 44,38 42,23 32,46 20,52 16,23 DV-TM 55,62 57,77 67,54 79,48 83,77

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng trên, nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp trong khu

vực KTTN có xu hướng tăng rõ rệt, năm 2009 đạt doanh thu 201817 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 216831 triệu đồng, sang năm 2011 có sự tăng mạnh lên đến 274159 triệu đồng, qua năm 2012,2013 có doanh thu đạt lần lượt là 332579 triệu đồng và 384349 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh thu giữa hai lĩnh vực SXKD có sự khác biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DV-TM có doanh thu tăng liên tục qua các năm, năm 2009 là 112256 triệu đồng, năm 2010 đạt 125263 triệu đồng

Xét về tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực DV-TM luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt 112.256 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,62%, năm 2010 có sự gia tăng nhẹ đạt 125.263 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57,77%, những năm sau tỷ trọng doanh thu có sự gia tăng mạnh mẽ, năm 2011 đạt doanh thu 185.174 triệu đồng chiếm 67,54%, năm 2012 doanh thu lên đến 264.322 triệu đồng chiếm 79,48% và năm 2013 đạt doanh thu lớn nhất là 321.983 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,77%. Lĩnh vực CN-XD, doanh thu có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể năm 2010 doanh thu đạt 89.561 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,38%, năm 2010 doanh thu có sự gia tăng nhẹ lên 91.568 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống 42,23% có thể giải thích là năm 2010 sự gia tăng doanh thu của lĩnh vực này không bằng doanh thu của lĩnh vực TM-DV; các năm tiếp theo doanh thu và tỷ trọng đều giảm, năm 2011 doanh thu đạt 88.985 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,46%, năm 2012 giảm xuống 68.257 triệu đồng chiếm 20,52%, năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 62.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,23% là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Như vậy, trong những năm vừa qua các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực CN-XD không có hiệu quả và liên tiếp sụt giảm doanh thu, trong khi đó các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV có sự phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà.

- Một tiêu chí quan trọng nữa đểđánh giá sự mở rộng thị trường là tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Bảng 2.17. Tốc độ tăng doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thuộc KTTN qua các năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng (triệu đồng) 201817 216831 274159 332579 384347 Tốc độ tăng % - 7,44 26,44 21,31 15,57 CN-XD 89561 91568 88985 68257 62364 Tốc độ tăng % - 2,24 -2,82 -23,29 -8,63 DV-TM 112256 125263 185174 264322 321983 Tốc độ tăng % - 11,59 47,83 42,74 21,81

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Phân tích số liệu ở bảng trên, nhìn chung tốc độ gia tăng doanh thu của doanh nghiệp KTTN luôn dương qua các năm và gia tăng ở mức cao; cụ thể năm 2010 tốc độ gia tăng mới chỉ là 7,44% nhưng qua năm 2011 đã tăng lên 26,44% , năm 2012 có giảm nhẹ so với năm 2011 ở mức 21,31%, năm 2013 là 15,57%. Phân theo lĩnh vực hoạt động, tốc độ gia tăng ở hai lĩnh vực hoàn toàn trái ngược nhau, doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực CN-XD có tốc độ gia tăng doanh thu năm 2010 là 2,24%, các năm còn lại tốc độ gia tăng doanh thu luôn âm, năm 2011 là (-2,82%), năm 2012 giảm sút mạnh xuống (-23,29%) và năm 2013 là (-8,63%); ngược lại, các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực DV-TM luôn đạt tốc độ gia tăng dương và cao qua các năm, năm 2010 đạt tốc độ tăng doanh thu 11,59%, năm 2011 tăng lên mạnh mẽ đạt đến 47,83%, năm 2012 có tốc độ tăng doanh thu là 42,74% và năm 2013 đạt 21,81%. Như vậy, trong những năm vừa qua doanh thu doanh nghiệp trong khu vực KTTN có sự gia tăng với tốc độ khá cao, đó là

điều thành công, nhưng sự gia tăng này thực sự không chất lượng khi chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DV-TM là tăng trong khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-XD có xu hướng giảm. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của huyện trong những năm đến.

2.2.5. Thực trạng về liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Để phát triển bền vững các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn huyện, không thể thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp theo ngành cũng như theo vùng. Các doanh nghiệp chỉ mạnh lên, phát triển tốt hơn khi liên kết giữa theo từng ngành nghề, từng khu vực để tạo nên sức mạnh trên thương trường.

Nhìn chung, trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các doanh nghiệp chưa thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác chưa chặt chẽ, dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp chưa ý thức được việc liên kết với nhau, hoạt động của các doanh nghiệp còn mang tính tự phát, chụp giật, manh mún. Điều đó làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vốn đã hạn chế lại càng suy yếu hơn, bị chèn ép trên thị trường.

Thực tế, trên địa bàn huyện Lệ Thủy, chưa có một hiệp hội nào liên kết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 56)