Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3.Đặc điểm kinh tế

Thời gian vừa qua, chính quyền cơ sở đã tạo mọi điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Từ cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin kịp thời đến tư vấn chuyển dịch ngành nghề, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ vay vốn, đi đôi với tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận trong kinh doanh…

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất phân theo ngành của huyện Lệ Thủy trong thời gian qua Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷđồng Tỷ trọng % Tỷđồng Tỷ trọng % Tỷđồng Tỷ trọng % CN-XD 218 10 263 9,17 298 9,68 TM-DV 867 39,75 1101 38,39 1283 41,68 NN 1096 50,25 1504 52,44 1497 48,64 Tổng 2181 100 2868 100 3078 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Lĩnh vực thương mại dịch vụ trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường; hệ thống các chợ được mở rộng về số lượng và diện tích, các sản phẩm hàng hóa đa dạng về chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội; nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện trên địa bàn… Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn năm 2011 là 867 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.101 tỷđồng và năm 2013 là 1286 tỷđồng; tăng bình quân 21,6 %.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cư và phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài, định hướng phát triển còn lúng túng, sức cạnh tranh chưa cao; cơ cấu sản phẩm thay đổi chưa đáng kể, chưa sản xuất được nhiều sản phẩm có tính đặc thù để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Dựa vào bảng 2.2; giá trị sản xuất ngành công nghiệp–dịch vụ có xu hướng tăng, từ 218 tỷ đồng 2011 lên 263 tỷ đồng năm 2012 và 298 năm 2013; tuy nhiên tỷ trọng không có sự chuyển dịch đáng kể trong 3 năm vừa qua thể hiện cơ cấu kinh tế của huyện không có hướng chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay (tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp).

Giá trị sản xuất toàn huyện có sự gia tăng đáng kể, năm 2011 đạt 2181 tỷ đồng, năm 2012 đạt 2868 tỷ đồng và 3078 tỷđồng năm 2013; tốc độ tăng bình quân đạt 18,74 %. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, xoay quanh giá trị 50% qua các năm, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành này qua các năm là 17,04%. Ngành thương mại, dịch vụ có sự gia tăng đáng kể, năm 2011 đạt 867 tỷđồng, đến 2012 đạt 1283 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 21,65%. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, đến năm 2013 chỉ đạt 298 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 17%.

Tóm lại, những yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của KTTN huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua bao gồm:

- Vị trí địa lý của huyện Lệ Thủy là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Quảng Bình, cơ sở hạ tầng đã có chú trọng đầu tư và phát triển, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua, có cửa khẩu Cha Lo là cửa ngõ ra các nước Đông Dương nên có vai trò luân chuyển luồng hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như: Đường sá, bưu điện, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa thông tin…khá hoàn chỉnh, góp phần phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm gần đây và những năm sắp đến.

- Đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên, đất đai… có tiềm năng vô cùng lớn, nhưng đến nay vẫn chưa khai thác triệt để, vẫn còn nhiều lãng phí trong sự dụng. Vì thế, trong những năm tới, nếu huyện có kế hoạch thích hợp để khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên ban tặng một cách khoa học và bền vững thì sẽ là đòn bẩy lớn nâng cao đời sống người dân cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, tuy nhiên mặt bằng dân trí không cao. Số lượng các nhà quản lý, nhà khoa học, các trường dạy nghề còn ít, các trường cao đẳng và đại học không có. Các nguồn nhân lực qua đào tạo, các lao động có chuyê môn nghiệp vụ, tay nghề qua các năm là không nhiều.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện có quy mô vừa và nhỏ, ít vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật đã lạc hậu, tính liên kết giữa các doanh nghiệp hầu như là không có, sức cạnh tranh và năng suất thấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)