6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế tưnhân của huyện Lệ
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Huyện Lệ Thủy tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.
Tốc độ phát triển kinh tế: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12,0- 12,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 13,6-14%/năm. Cơ cấu kinh tế như sau: Đến năm 2015: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng 28%; dịch vụ 37%. Đến năm 2020: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 29%; công nghiệp - xây dựng 32%; dịch vụ 39%. Thu nhập bình quân đầu người: đến năm 2015 đạt 26 triệu đồng/năm và đến năm 2020 đạt 50,22 triệu đồng/năm.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Tiếp tục đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Khai thác tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề ở nông thôn nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tập trung đầu tư để hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng những ngành nghề truyền thống: Thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản; hình thành một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hàng đặc sản, hàng lưu niệm chủ lực có thương hiệu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011- 2020 đạt 15,5%. Đến năm 2020, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu như sau: nước khoáng 30.000 nghìn lít; titan 4.000 tấn; gạch tuynel 30.000 nghìn viên; gạch không nung 15.000 nghìn viên; giấy kraft 20.000 tấn; cát sạn 300 nghìn m3; may xuất khẩu 1.000 - 2.000 nghìn sản phẩm.
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thương mại, buôn bán vật tư hàng hóa, khách sạn, nhà hàng, du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông; khai thác có hiệu quả các điểm du lịch trên địa bàn. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân đạt 16,0%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 39,0%.
Chú trọng phát triển mạng lưới thương mại- dịch vụ rộng rãi; đầu tư nâng cấp chợ đầu mối. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại tại thị trấn Kiến Giang để về lâu dài trở thành trung tâm thương mại phía Nam tỉnh.
Tranh thủ các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư nâng cấp các khu du lịch - dịch vụ.