Nghĩa của phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. nghĩa của phát triển nông nghiệp

- Đóng góp về thị trƣờng: Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu dùng và TLSX đƣợc tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trƣờng trong nƣớc mà trƣớc hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng có thể cạnh tranh với thị trƣờng thế giới.

- Góp phần tăng trƣởng nền kinh tế ổn định: Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao

động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động từ nông nghiệp đƣợc giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trƣờng... Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông dân đầu tƣ vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu nông sản...

- Góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lƣơng thực: Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của cƣ dân nông thôn. Khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực tập trung đông dân cƣ. Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, khu vực nông nghiệp vốn là khu vực phát triển chậm nhất, đời sống của cƣ dân nông thôn phần lớn vẫn ở tình trạng nghèo đói so với mỗi quốc gia. Tuy nhiên để vƣợt qua vòng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Cùng với sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội gây mất ổn định không chỉ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà nó tạo ra áp lực đè nặng lên nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết đƣợc vấn đề đó thì không còn con đƣờng nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển của khu vực

nông nghiệp, nông thôn phải nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu cao nhất đó là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cƣ, giải quyết việc làm.

- Góp phần phát triển nông thôn: Phát triển nông nghiệp góp phần làm cải thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Cụ thể: ngƣời dân ở vùng nông thôn khó khăn đƣợc tiếp cận nƣớc sạch, sử dụng điện lƣới quốc gia, phát triển hệ thống đƣờng liên thôn, liên xã; hệ thống thủy lợi và cấp thoát nƣớc đƣợc nâng cao; hệ thống hạ tầng phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản đƣợc nâng cấp; cơ sở hạ tầng nâng cấp gắn với nâng cao chất lƣợng dịch vụ công… Phát triển nông nghiệp còn làm thay đổi tích cực trong quan hệ sản xuất ở nông thôn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)