Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- SXNN chịu ảnh hƣởng nhiều do thiên tai gây ra nhƣ lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng. Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp chƣa hoàn thiện.

- Số lƣợng các cơ sở SXNN chủ yếu là kinh tế hộ với quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, trình độ, năng lực tổ chức sản xuất hạn chế.

- Cơ cấu SXNN chƣa hợp lý, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp.

- Quỹ đất SXNN đã sử dụng gần hết, diện tích đất SXNN có xu hƣớng bị thu hẹp do nhƣờng chỗ cho khu Kinh tế Dung Quất và các cụm công nghiệp trên địa bàn. Chính sách đất đai còn hạn chế làm cản trở quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, ảnh hƣởng lớn đến thúc đẩy phát triển SXNN hàng hóa, quy mô lớn.

- Nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển nông nghiệp nhất là mạng lƣới cán bộ nông nghiệp cơ sở còn yếu và thiếu, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo thấp, các chƣơng trình đào tạo nghề chƣa sát thực tiễn, nông dân chƣa phát huy hiệu quả nghề sau khi đào tạo.

- Nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, hàng năm ngân sách tỉnh vẫn phải trợ cấp khoảng trên 65% tổng chi ngân sách địa phƣơng, chƣa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn chƣa tƣơng xứng với vai trò và tiềm năng. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển SXNN và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN còn thấp trong khi đó nguồn lực của các cơ sở SXNN còn hạn chế.

- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp; Trình độ tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngƣời nông dân còn nhiều hạn chế, phần lớn chƣa qua đào tạo và hƣớng dẫn kỹ thuật. Một bộ phận không nhỏ nông dân còn nặng theo phƣơng thức sản xuất truyền thống, sản xuất theo kinh nghiệm, dè chừng, chậm tiếp tiếp cái mới, cái tiến bộ; và nhất là luôn thay đổi giống cây trồng, vật nuôi khi giá cả thị trƣờng lên xuống thất thƣờng làm cho sản xuất thiếu tính ổn định và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

- Liên kết trong SXNN vẫn còn rất nhiều hạn chế, chƣa có biện pháp hiệu quả để khuyến khích hình thành các liên kết SXNN. Một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chậm điều chỉnh. Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với ngƣời dân theo chuỗi giá trị chƣa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận và đặc điểm về tự nhiên, xã hội và kinh tế của huyện. Đề tài lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu theo 6 nội dung đó là: số lƣợng cơ sở SXNN thời gian qua, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu SXNN huyện Bình Sơn, quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp, tình hình thâm canh trong nông nghiệp, tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Phân tích thông tin, số liệu bằng các phƣơng pháp chủ yếu đó là phân tích thực chứng, phân tích thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp và khái quát hóa và phƣơng pháp chuẩn tắc.

Chƣơng này, đã tiến hành đánh giá đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp trên 6 nội dung. Qua phân tích tác giả đã làm rõ các nhóm nhân tố đồng thời rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 96)