Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn

a. Về kinh tế - xã hội

Là một huyện trọng điểm trong quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi và là địa bàn có Khu kinh tế Dung Quất, quá trình phát triển của huyện

Bình Sơn tất yếu phải phù hợp với định hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của tỉnh Quảng Ngãi là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, công nghiệp hiện đại, ít ô nhiễm, ít tiêu tốn năng lƣợng; các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Phát huy nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện theo định hƣớng quy hoạch chung của tỉnh Quảng Ngãi; coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh [22]. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch.

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống; hình thành các cụm công nghiệp Bình Khƣơng và Tây Bình Sơn. Chú trọng đầu tƣ chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Huyện Bình Sơn phấn đấu giai đoạn 2015- 2020, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, năm 2020 nông lâm ngƣ nghiệp giảm tỷ trọng xuống còn 19%, tăng bình quân 4,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên 40,9%, tăng bình quân 16-17%/năm và tỷ trọng dịch vụ là 40,1%, mức tăng bình quân 13-14%/năm.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 phấn đấu đạt 50 triệu đồng. Thu ngân sách đạt và vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao hàng năm, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 2015-2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 là 5% [18].

Bảng 3.1. Dự báo chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Bình Sơn

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2015 2020 2030

1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 16,2 15,5 16 2. Cơ cấu kinh tế

- Nông lâm ngƣ nghiệp - Công nghiệp – Xây dựng - Thƣơng mại, dịch vụ 100 25,1 27,3 47,6 100 19 40,9 40,1 100 15 45 40

(Nguồn: Văn phòng HĐND&UBND huyện Bình Sơn)

Tiếp tục quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp- thƣơng mại- dịch vụ- du lịch- đô thị và nông lâm ngƣ nghiệp. Xây dựng Dung Quất là một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị công nghiệp dịch vụ cảng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với các đô thị Vạn Tƣờng, Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ về nhà ở, dịch vụ phục vụ đời sống.

Tập trung quy hoạch phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế các địa bàn ngoài Khu kinh tế Dung Quất theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong giá trị sản xuất và cơ cấu lao động. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và có tính bền vững cao; nhất là hệ thống đƣờng giao thông, lƣới điện, trƣờng học, y tế, cơ sở văn hóa, thể thao. Xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện theo hƣớng hiện đại, văn minh, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, thị trấn Châu Ổ đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; có môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Bình Sơn. Xây dựng phát triển các khu chức năng quan trọng trong đô thị Vạn Tƣờng, đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và là đô thị trung tâm của Khu kinh tế Dung Quất. Đô thị Dốc Sỏi đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2020. Đến năm 2020 có 09/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên 11 xã.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp kiên cố, đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

- Quy hoạch phát triển ngành y tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến xã, thị trấn và tuyến huyện. Đầu tƣ cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Thực hiện đồng bộ các chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội.

- Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về công tác tại địa bàn huyện.

- Phát triển phong trào văn hóa cơ sở, đa dạng các loại hình hoạt động văn hóa thông tin. Chú trọng xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa. Tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.

b. Về nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp với các ngành sản xuất hƣớng vào cung cấp nguyên liệu, rau quả, thực phẩm chất lƣợng cao cho Khu kinh tế Dung Quất.

- Ổn định diện tích lúa để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho toàn huyện. Hình thành những vùng nông nghiệp tập trung trên cơ sở từ quỹ đất dự phòng của các xã, thị trấn. Thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại toàn huyện.

- Đầu tƣ phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

- Củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động, dịch vụ của các HTX nông nghiệp, gắn phát triển kinh tế hộ với phát triển kinh tế HTX; từng bƣớc hình thành các HTX chuyên canh mía.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 101)