Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 78 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4 Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua của huyện Bình Sơn từng bƣớc đƣợc cải thiện nên đã góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng tăng lên. Cụ thể năng suất cây lúa, mía, rau các loại, ngô, khoai tăng mạnh còn năng suất sắn và lạc tuy có tăng lên nhƣng tốc độ chậm.

Thâm canh cây lúa: Những năm gần đây, do điều kiện giao thông nông thôn và giao thông nội đồng có nhiều tiến bộ, ruộng đất đƣợc dồn điền đổi thửa nên đã tiến hành cơ giới hóa một số khâu làm đất, thu hoạch, hệ thống Thạch Nham tƣới tiêu cũng khá thuận lợi nên năng suất cây lúa đã tăng lên. Huyện đã tích cực vận động, tuyên truyền và triển khai thực hiện mô hình liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thâm canh lúa theo quy trình "ba giảm, ba tăng" sử dụng giống lúa VN121 (nguyên chủng) do Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi cung ứng.

Bảng 2.12. Năng suất một số loại cây trồng huyện Bình Sơn thời gian qua

Đơn vị: Tạ/ha

TT Cây trồng Qua các năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lúa 48,3 49,4 52,5 48,5 56,7 55,3 58,93 2 Sắn 202,7 152,1 223,6 235,0 245,0 229,3 228,4 3 Mía 525,0 455,2 497,0 520,0 561,5 542,5 651,9 4 Rau các loại 113,0 115,5 146,1 135,8 147,6 161,8 179,6 5 Ngô 44,2 38,5 44,4 45,4 49,5 50,9 53,3

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

Thâm canh cây sắn: Mô hình trồng sắn xen lạc trên đất bằng đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện, giống sắn đƣợc tuyển chọn có năng suất cao, ngoài hiệu quả kinh tế thì mô hình trồng xen sắn với cây họ Đậu còn góp phần giảm thiểu xói mòn trên đất dốc; cải tạo độ phì, độ pH cho đất nhờ bón phân hợp lý, đồng thời nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong canh tác sắn theo hƣớng sản xuất bền vững, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Năng suất cây sắn năm 2015 nhờ đó tăng 12,6% so với năm 2009.

Thâm canh cây mía: Là một cây công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của huyện, cây mía đƣợc quy hoạch là vùng nguyên liệu mía cho nhà máy Đƣờng Phổ Phong nằm trên địa bàn tỉnh. Nhà máy Đƣờng Phổ Phong phối hợp với chính quyền địa phƣơng và nông dân trồng mía các xã trong huyện Bình Sơn tổ chức thực hiện trồng mới và thâm canh mía gốc đạt năng suất cao. Ngoài ra đơn vị đã đầu tƣ đào mƣơng tiêu, cống qua đƣờng, đào ao chống hạn cho mía, sửa chữa giao thông vùng mía, đảm bảo việc vận chuyển mía về Nhà máy và vận chuyển giống, phân bón phục vụ trồng mới và chăm sóc mía. Năng suất mía năm 2015 đã tăng lên 24,17% so với năm 2009

Thâm canh rau các loại: Trạm khuyến nông Bình Sơn đã chủ động triển khai phƣơng thức trồng dƣa hấu, ớt, cà chua, cà tím... có sử dụng bạt che phủ tại một số địa phƣơng khác trong huyện. Theo đó, hàng trăm ha rau đậu các loại đã đƣợc nông dân trồng có phủ bạt ni lông, áp dụng các biện pháp an toàn thực vật... Trạm đã tập huấn chu đáo kỹ thuật làm đất, quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt nhấn mạnh đến việc chọn lựa, xử lý đất sạch mầm bệnh, cách thức bón lót các loại phân cho các hộ tham gia... Nhờ đó, năng suất rau các loại năm 2015 tăng lên 58,93% so với năm 2009.

Thâm canh ngô: Việc mở rộng nhanh diện tích và phát triển các giống ngô mới nhƣ Bioseed, ĐK888, ĐK999, LVN10... kết hợp với trồng thâm canh đã nâng cao năng suất ngô và sản lƣợng lƣơng thực có hạt. Năng suất ngô đã tăng 20,58%.

Tuy nhiên, vấn đề thâm canh trong nông nghiệp còn khá nhiều hạn chế: + Trồng cây lƣơng thực, do tập quán canh tác lạc hậu vẫn tồn tại, với việc cơ sở hạ tầng nông thôn chƣa thực sự tốt, công tác dồn điền đổi thửa mới chỉ bắt đầu ở chủ trƣơng, các cánh đồng mẫu lớn còn hiếm, việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp hạn chế nên năng suất và hiệu quả sản xuất còn thấp. Trên địa bàn huyện chƣa có vùng nào áp dụng gieo trồng, bón phân, làm cỏ, bảo vệ thực vật bằng máy và còn khá nhiều diện tích ruộng lúa chƣa đƣợc đảm bảo về dịch vụ thủy nông.

+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ SXNN đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng thiếu bảo trì, bão dƣỡng, tu bổ thƣờng xuyên nên xuống cấp nhanh chóng, ảnh hƣởng đến quá trình thâm canh trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 78 - 80)