ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.3.1. Thành công và hạn chế

Những thành công:

- Số lƣợng trang trại có xu hƣớng tăng.

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Huyện quan tâm phát huy các nguồn lực sẵn có.

- Hình thành và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trong trồng trọt.

- Chú trọng thâm canh sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống mới, quy trình kỹ thuật tiên tiến đƣợc áp dụng vào sản xuất cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả.

- Tỷ lệ cơ giới hóa trong SXNN tăng khá nhất là các khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển cây trồng chính.

- Bƣớc đầu đã thu hút đƣợc một số doanh nghiệp đầu tƣ phát triển các vùng nguyên liệu nhƣ mía, mì gắn với thu mua, chế biến, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng.

Những hạn chế:

- Số lƣợng HTX, trang trại còn quá ít, chƣa có doanh nghiệp nông nghiệp nào, giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra. HTX nông nghiệp vẫn tổ chức và hoạt động theo kiểu cũ, hiệu quả chƣa cao. Phần lớn các trang trại hoạt động hiệu quả chƣa cao.

- Tốc độ tăng trƣởng của ngành nông nghiệp còn chậm, chƣa cân đối và thiếu bền vững. Ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu sản xuất toàn ngành.

- Nguồn vốn đầu tƣ phát triển cho nông nghiệp còn thấp.

- Hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị, đầu tƣ vốn, cải tiến công nghệ sản xuất.

- Phát triển liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị chƣa nhiều, sản xuất chƣa có sự chuyển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chƣa có nông sản có thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- SXNN chịu ảnh hƣởng nhiều do thiên tai gây ra nhƣ lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng. Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp chƣa hoàn thiện.

- Số lƣợng các cơ sở SXNN chủ yếu là kinh tế hộ với quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, trình độ, năng lực tổ chức sản xuất hạn chế.

- Cơ cấu SXNN chƣa hợp lý, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp.

- Quỹ đất SXNN đã sử dụng gần hết, diện tích đất SXNN có xu hƣớng bị thu hẹp do nhƣờng chỗ cho khu Kinh tế Dung Quất và các cụm công nghiệp trên địa bàn. Chính sách đất đai còn hạn chế làm cản trở quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, ảnh hƣởng lớn đến thúc đẩy phát triển SXNN hàng hóa, quy mô lớn.

- Nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển nông nghiệp nhất là mạng lƣới cán bộ nông nghiệp cơ sở còn yếu và thiếu, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo thấp, các chƣơng trình đào tạo nghề chƣa sát thực tiễn, nông dân chƣa phát huy hiệu quả nghề sau khi đào tạo.

- Nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, hàng năm ngân sách tỉnh vẫn phải trợ cấp khoảng trên 65% tổng chi ngân sách địa phƣơng, chƣa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn chƣa tƣơng xứng với vai trò và tiềm năng. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển SXNN và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN còn thấp trong khi đó nguồn lực của các cơ sở SXNN còn hạn chế.

- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp; Trình độ tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngƣời nông dân còn nhiều hạn chế, phần lớn chƣa qua đào tạo và hƣớng dẫn kỹ thuật. Một bộ phận không nhỏ nông dân còn nặng theo phƣơng thức sản xuất truyền thống, sản xuất theo kinh nghiệm, dè chừng, chậm tiếp tiếp cái mới, cái tiến bộ; và nhất là luôn thay đổi giống cây trồng, vật nuôi khi giá cả thị trƣờng lên xuống thất thƣờng làm cho sản xuất thiếu tính ổn định và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

- Liên kết trong SXNN vẫn còn rất nhiều hạn chế, chƣa có biện pháp hiệu quả để khuyến khích hình thành các liên kết SXNN. Một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chậm điều chỉnh. Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với ngƣời dân theo chuỗi giá trị chƣa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận và đặc điểm về tự nhiên, xã hội và kinh tế của huyện. Đề tài lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu theo 6 nội dung đó là: số lƣợng cơ sở SXNN thời gian qua, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu SXNN huyện Bình Sơn, quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp, tình hình thâm canh trong nông nghiệp, tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Phân tích thông tin, số liệu bằng các phƣơng pháp chủ yếu đó là phân tích thực chứng, phân tích thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp và khái quát hóa và phƣơng pháp chuẩn tắc.

Chƣơng này, đã tiến hành đánh giá đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp trên 6 nội dung. Qua phân tích tác giả đã làm rõ các nhóm nhân tố đồng thời rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

Ngoài căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2 thì các giải pháp trong luận văn đƣợc xây dựng còn dựa vào các căn cứ về sự biến động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn và các quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp.

3.1.1 Căn cứ sự biến động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp triển nông nghiệp

* Môi trường tự nhiên

Môi trƣờng tự nhiên nhƣ thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc... diễn biến rất phức tạp sẽ gây ảnh hƣởng đến kết quả sinh trƣởng phát triển của cây trồng vật nuôi làm thay đổi kết quả SXNN và nông sản cung ứng ra thị trƣờng, để hạn chế sự tác hại của môi trƣờng tự nhiên đối với PTNN cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:

- Phòng chống những bất thƣờng của thời tiết, hạn chế các tác hại đối với SXNN, tăng cƣờng bảo vệ rừng để duy trì môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm từ công nghiệp.

- Bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm (nƣớc, không khí, đất) cải thiện khôi phục môi trƣờng ở những khu vực ô nhiễm.

- Đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các vùng.

- Giảm thiểu tác động xấu tới cung của yếu tố môi trƣờng tự nhiên, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách, nâng cao trình độ quản lý.

* Môi trường kinh tế

Quan hệ thị trƣờng trong PTNN thực hiện tốt nhờ có môi trƣờng kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế tăng trƣởng liên tục, cơ cấu kinh tế đƣợc điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả sự dụng các yếu tố sản xuất sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. PTNN phải hƣớng đến:

- Giảm thiểu tối đa mặt trái do cơ chế thị trƣờng gây ra các yếu tố tiêu cực nhƣ chạy theo lợi nhuận, huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý, lợi ích cá nhân đƣợc đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng và hủy hoại lợi ích chung, dẫn tới huỷ hoại môi trƣờng sống.

- Xóa bỏ tình trạng kém chất lƣợng của vật tƣ hàng hóa đầu vào cho SXNN và nông sản đầu ra ảnh hƣởng tới ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng.

* Môi trường xã hội

- Phát triển nông nghiệp đi phải đôi với việc tiến bộ và công bằng xã hội nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở nông thôn, đảm bảo mọi ngƣời dân có cơ hội đƣợc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ giáo dục, y tế, có cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong thu nhập.

- Gắn liền việc nâng cao thu nhập với tăng cƣờng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, vùng trung tâm huyện với vùng sâu vùng xa.

- Đồng thời các tệ nạn xã hội nông thôn phải giảm xuống, tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc đƣợc gìn giữ và phát huy.

3.1.2 Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn

a. Về kinh tế - xã hội

Là một huyện trọng điểm trong quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi và là địa bàn có Khu kinh tế Dung Quất, quá trình phát triển của huyện

Bình Sơn tất yếu phải phù hợp với định hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của tỉnh Quảng Ngãi là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, công nghiệp hiện đại, ít ô nhiễm, ít tiêu tốn năng lƣợng; các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Phát huy nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện theo định hƣớng quy hoạch chung của tỉnh Quảng Ngãi; coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh [22]. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch.

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống; hình thành các cụm công nghiệp Bình Khƣơng và Tây Bình Sơn. Chú trọng đầu tƣ chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Huyện Bình Sơn phấn đấu giai đoạn 2015- 2020, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, năm 2020 nông lâm ngƣ nghiệp giảm tỷ trọng xuống còn 19%, tăng bình quân 4,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên 40,9%, tăng bình quân 16-17%/năm và tỷ trọng dịch vụ là 40,1%, mức tăng bình quân 13-14%/năm.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 phấn đấu đạt 50 triệu đồng. Thu ngân sách đạt và vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao hàng năm, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 2015-2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 là 5% [18].

Bảng 3.1. Dự báo chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Bình Sơn

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2015 2020 2030

1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 16,2 15,5 16 2. Cơ cấu kinh tế

- Nông lâm ngƣ nghiệp - Công nghiệp – Xây dựng - Thƣơng mại, dịch vụ 100 25,1 27,3 47,6 100 19 40,9 40,1 100 15 45 40

(Nguồn: Văn phòng HĐND&UBND huyện Bình Sơn)

Tiếp tục quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp- thƣơng mại- dịch vụ- du lịch- đô thị và nông lâm ngƣ nghiệp. Xây dựng Dung Quất là một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị công nghiệp dịch vụ cảng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với các đô thị Vạn Tƣờng, Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ về nhà ở, dịch vụ phục vụ đời sống.

Tập trung quy hoạch phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế các địa bàn ngoài Khu kinh tế Dung Quất theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong giá trị sản xuất và cơ cấu lao động. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và có tính bền vững cao; nhất là hệ thống đƣờng giao thông, lƣới điện, trƣờng học, y tế, cơ sở văn hóa, thể thao. Xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện theo hƣớng hiện đại, văn minh, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, thị trấn Châu Ổ đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; có môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Bình Sơn. Xây dựng phát triển các khu chức năng quan trọng trong đô thị Vạn Tƣờng, đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và là đô thị trung tâm của Khu kinh tế Dung Quất. Đô thị Dốc Sỏi đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2020. Đến năm 2020 có 09/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên 11 xã.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp kiên cố, đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

- Quy hoạch phát triển ngành y tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến xã, thị trấn và tuyến huyện. Đầu tƣ cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Thực hiện đồng bộ các chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội.

- Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về công tác tại địa bàn huyện.

- Phát triển phong trào văn hóa cơ sở, đa dạng các loại hình hoạt động văn hóa thông tin. Chú trọng xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa. Tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.

b. Về nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp với các ngành sản xuất hƣớng vào cung cấp nguyên liệu, rau quả, thực phẩm chất lƣợng cao cho Khu kinh tế Dung Quất.

- Ổn định diện tích lúa để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho toàn huyện. Hình thành những vùng nông nghiệp tập trung trên cơ sở từ quỹ đất dự phòng của các xã, thị trấn. Thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 92)