Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm từng bƣớc nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và đảm bảo nhu cầu lƣơng thực trong huyện.

Trong trồng trọt:

Giữ vững quy hoạch diện tích cây lƣơng thực ở các vùng đảm bảo nguồn nƣớc tƣới, vùng trồng lúa tập trung ở các xã Bình Nguyên, Bình Minh, Bình Chƣơng, Bình Hiệp, Bình Dƣơng, Bình Trung, Bình Thới, Bình Long. Áp dụng các giống lúa, ngô có năng suất, chất lƣợng, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu vào sản xuất. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới kênh mƣơng thủy lợi để đƣa diện tích 01 vụ lúa lên 2 vụ lúa hoặc 01 vụ lúa và 01 vụ màu; các diện tích đảm bảo ổn định nguồn nƣớc thì đƣa lên 02 vụ lúa và 01 vụ màu. Quy hoạch vùng sản xuất lúa giống chất lƣợng cao khoảng 100 ha tại các xã Bình Dƣơng, Bình Chƣơng, Bình Long, Bình Trung. Xây dựng và thực hiện quy hoạch chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn huyện.

Mở rộng quy hoạch và nâng cao chất lƣợng các vùng nguyên liệu tập trung nhƣ mía, mỳ, cây điều ghép, cao su ở các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khƣơng, Bình An, Bình Minh và các loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trƣờng. Quy hoạch và đầu tƣ phát triển các vùng sản xuất cây rau, quả sạch ở các xã Bình Dƣơng, Bình Nguyên, Bình Long, Bình Thới, Bình Chƣơng, Bình Trung, Bình Minh, Bình Hòa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và từng bƣớc hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ Khu kinh tế Dung Quất. Ổn định diện tích mía đã quy hoạch và thay đổi giống mía các vùng chuyên canh trồng mía tập trung ở xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khƣơng.

Đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả - chăn nuôi, trồng cây ăn quả kết hợp với dịch vụ sinh thái vƣờn.

Trong chăn nuôi:

Tiếp tục thực hiện lai tạo, nâng cao chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm gắn với công tác phòng chống dịch bệnh. Phát triển mạnh đàn bò theo hƣớng lai,

lợn có tỷ lệ máu lai cao, heo ngoại, hƣớng nạc. Phát triển đàn gia cầm theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, chuyên trứng, chuyên thịt. Phát triển chăn nuôi trong nông hộ có làm chuồng trại và phòng trừ dịch bệnh, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung ở các trang trại.

Quy hoạch khu vực chăn nuôi công nghiệp, tập trung nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả, giảm thiểu ảnh hƣởng đến môi trƣờng và phòng chống dịch, đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 106)