THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN

2.2.1. Số lƣợng cơ sở SXNN thời gian qua

a. Số lượng kinh tế hộ

Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, trên địa bàn huyện Bình Sơn có 49.412 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 25.221 hộ chiếm 51%, hộ thủy sản chiếm 12,7%, hộ lâm nghiệp chiếm 0,2% trong tổng cơ cấu hộ. Số hộ nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, đa số các hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Số nhân khẩu bình quân một hộ là 3,5 ngƣời.

Diện tích canh tác bình quân của hộ khá thấp 3.570 m2/hộ và có đến 40,7% số hộ có diện tích dƣới 2000 m2; 41,3% có diện tích từ 2000-5000 m2

; 18% có diện tích từ 5000 m2

trở lên. Giá trị sản xuất do kinh tế hộ tạo ra chiếm 94,6% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện.

Quy mô hộ nông nghiệp có xu hƣớng giảm là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, sự di chuyển lao động đến khu vực thành thị, nhất là các tỉnh thành có nhu cầu lao động lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng…để làm ăn ổn định lâu dài đã làm giảm đáng kể số nhân khẩu trên địa bàn nông thôn của huyện nói chung và từng hộ gia đình nói riêng.

b. Số lượng kinh tế trang trại

và phát triển khá nhanh về số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế xã hội. Với điều kiện tự nhiên của huyện vừa có biển, vừa có đồng bằng, vừa có núi rừng, kinh tế trang trại phát triển với nhiều loại hình: trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nông trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Tính đến nay, toàn huyện có 31 trang trại, trong đó có 23 trang trại nông nghiệp, 1 trang trại thủy sản, 5 trang trại lâm nghiệp và 2 trang trại tổng hợp. Lao động của các trang trại gồm 153 lao động thƣờng xuyên, 69 lao động thuê mƣớn thƣờng xuyên và 282 lao động thuê mƣớn ở thời điểm cao nhất. Diện tích đất sử dụng, vốn đầu tƣ, giá trị sản xuất và thu nhập còn thấp [20].

Số lƣợng trang trại có xu hƣớng tăng lên tuy nhiên còn mang tính tự phát, thiếu vốn sản xuất, không theo quy hoạch; chủ trang trại thƣờng thiếu kiến thức chuyên môn, gặp nhiều khó khăn khi tìm đầu ra cho sản phẩm, chủ yếu sản phẩm tiêu thụ qua khâu trung gian, số trang trại ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rất ít.

c. Số lượng hợp tác xã

Toàn huyện có 38 hợp tác xã và 04 tổ hợp tác. Trong đó: 33 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổng số xã viên là 53.024 ngƣời. Tổng tài sản: 51.793 triệu đồng, trong đó: vốn cố định: 31.428 triệu đồng, vốn lƣu động: 20.365 triệu đồng.

Phần lớn hợp tác xã hoạt động theo hƣớng đa dịch vụ, trong đó chủ yếu là các dịch vụ: thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống cây trồng, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ làm đất. Số lƣợng hợp tác xã và số lƣợng xã viên đang có xu hƣớng giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Việc chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã còn mang nặng tính hình thức, thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Phần lớn xã viên tham gia hợp tác xã

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ đ ồ n g Năm

Nông nghiệp Thủy s ản Lâm nghiệp

không thấy hết đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với hợp tác xã, mọi hoạt động đều giao cho ban quản lý [17].

d. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)