6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế
Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế tế có ảnh hƣởng đến quá trình phát triển nông nghiệp là tình trạng nền kinh tế, thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
a. Tình trạng nền kinh tế
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản
xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên PTNN trong tƣơng lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của một địa phƣơng, một quốc gia là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp. Bởi vì, để phát triển nông nghiệp ngoài các yêu cầu về đầu tƣ các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động còn phải kể đến các chính sách vĩ mô, tình hình ổn định chính trị, an sinh xã hội…
Phát triển nông nghiệp đòi hỏi xóa bỏ tình trạng chia cắt, khép kín, trong từng địa bàn, từng đơn vị, hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác và phân công giữa họ với nhau trong quá trình phát triển; thúc đẩy việc mở rộng giao lƣu kinh tế và văn hóa giữa các vùng nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nƣớc với nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội ở nông thôn ngày càng phát triển theo con đƣờng văn minh, tiến bộ.
Mặt khác, phát triển nông nghiệp cũng tạo nên tính di động của dân cƣ nông nghiệp cũng nhƣ sự chuyển hóa ngành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nó tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Mặt khác, nó cũng tạo ra và đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo, sự khác nhau về thu nhập và mức sống giữa các hộ nông dân.
b. Thị trường
Trong nông nghiệp, có hai thị trƣờng đảm bảo cho quá trình phát triển nông nghiệp là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.
Thị trƣờng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp nhƣ thị trƣờng vốn; thiết bị và vật tƣ nông nghiệp; quyền sử dụng đất; khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển
các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trƣớc” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, nhà nƣớc phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trƣờng yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất; nhƣng đồng thời nhà nƣớc phải kiểm soát thị trƣờng này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất của nông hộ.
Thị trƣờng tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thị trƣờng. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cho xuất khẩu mà cả cho dự trữ.
Trong nông nghiệp, cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong SXNN. Quy luật cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng.
Ở các nƣớc có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nông sản về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lƣợng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không liên tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của ngƣời nông dân, ngay cả lúc ngƣời nông dân đƣợc mùa vụ.
Khi tiếp cận SXNN theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của ngƣời nông dân và thị trƣờng luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong SXNN nên phải
phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối giữa nông dân và thị trƣờng, giảm đƣợc những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.
c. Các chính sách về nông nghiệp
Chính sách nông nghiệp đƣợc xem là tổng thể các biện pháp kinh tế và những biện pháp khác của nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng tác động đến nông nghiệp và các ngành, các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định, với những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời hạn xác định. Tùy cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.
- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ chính sách đầu tƣ vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...
- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tƣ, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất...lĩnh vực xuất, nhập khẩu (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái...).
- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tƣ, vật tƣ, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, chính sách xuất khẩu...); các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...).
Các chính sách này phải tác động đến phát triển nông nghiệp thông qua tác động lên phía cung hoặc phía cầu thị trƣờng nông nghiệp hay tác động cả hai phía thì mới đảm bảo đem lại hiệu quả.Một chính sách đƣợc sử dụng để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên phía cầu. Vì vậy, một chính sách đƣợc ban hành cần xác định rõ nó là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách. Chính sách nông
nghiệp trong một giai đoạn có thể thành công hoặc thất bại. Chính vì vậy, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải phân tích tác động của các chính sách nông nghiệp từ đó có giải pháp điều chỉnh; ngoài ra, năng lực của cán bộ quản lý nông nghiệp đòi hỏi phải đƣợc nâng cao cho phù hợp với quá trình phát triển của nông nghiệp, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế.
d. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ; hệ thống tƣới tiêu, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu cảng; hệ thống điện, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ.
Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; phát triển hệ thống cấp thoát nƣớc, điện làm nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn. Do đó phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nƣớc nhằm thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị, và thúc đẩy lƣu thông nông sản hàng hóa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã nêu lên các khái niệm về phát triển nông nghiệp, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa của phát triển nông nghiệp.
Nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp bao gồm: Phát triển số lƣợng các cơ sở SXNN, chuyển dịch cơ cấu SXNN hợp lý, gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, thâm canh trong nông nghiệp, các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp và gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở phân tích khái niệm và các nội dung phát triển nông nghiệp, tác giả xác định các nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến phát triển nông nghiệp gồm: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố về điều kiện xã hội, nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI