Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 106 - 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

a. Về đất đai

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, triển khai thực hiện chủ trƣơng “dồn điền, đổi thửa” để tạo điều kiện sản xuất tập trung chuyên canh, xây dựng tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tƣ sản xuất, sử dụng đất hiệu quả hơn.

- Điều tiết phân bổ nguồn lực tài nguyên đất, bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa.

- Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dƣỡng và cải tạo ruộng đất.

b. Về lao động trong nông nghiệp

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, mở thêm ngành nghề mới để thu hút lao động và giải quyết việc làm cũng nhƣ khai thác hiệu quả thời vụ nông nhàn.

- Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, mở lớp đào tạo, tập huấn tập trung ngắn hạn từ 3-5 ngày cho những ngƣời sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Tăng cƣờng cán bộ nông nghiệp xuống cơ sở, bố trí cán bộ chuyên trách phụ trách nông nghiệp, nông thôn trong biên chế cho xã bảo đảm về tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn.

- Đầu tƣ nâng cấp cơ sở nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế đào tạo nghề, tăng cƣờng đào tạo nghề tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình.

- Cần quan tâm đến chính sách thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao về huyện tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo xu hƣớng hiện đại; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo hạn chế đƣợc tình trạng ly hƣơng của nhân dân địa phƣơng bỏ đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố khác.

c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi và cấp nƣớc sinh hoạt, mở rộng mạng lƣới giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội khác… Sử dụng vốn một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu đầu tƣ phù hợp, lựa chọn phƣơng án đầu tƣ tối ƣu. Xây dựng cơ chế quản lý vốn và thu hồi vốn kịp thời.

- Cải tiến hoạt động tín dụng nông thôn để huy động vốn tự có trong dân, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tƣ cho phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; đầu tƣ phát triển các cơ sở chế biến nông sản.

d. Về áp dụng KHCN, các tiến bộ kỹ thuật trong SXNN

- Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ thích hợp cho các hộ gia đình nông dân và các trang trại.

- Tuyển chọn những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao đƣa vào sản xuất.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng.

- Thƣờng xuyên có những nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông sản; tổ chức nhân rộng điển hình tiên tiến về tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 106 - 108)