6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp
a. Đất đai
Quỹ đất của huyện ngày càng đƣợc khai thác, sử dụng tối đa, tỷ lệ đƣa vào sử dụng cho các mục đích ngày càng tăng dẫn đến diện tích đất chƣa sử dụng giảm dần. Diện tích đất đƣa vào sử dụng là 44.562,61 ha chiếm 95,31% diện tích tự nhiên. Đây là tỷ lệ khá hợp lý đối với một huyện đồng bằng nhƣ huyện Bình Sơn. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp tạo ra cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn có sự thay đổi.
Cơ cấu sử dụng đất: Cơ cấu sử dụng đất chung của huyện đang có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng hợp lý hơn, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.754,23 ha. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính nhƣ sau:
- Đất nông nghiệp: 35.606,75 ha, chiếm 76,16% tổng DTTN. - Đất phi nông nghiệp: 8.955,86 ha, chiếm 19,16 % tổng DTTN. - Đất chƣa sử dụng: 2.191,62 ha, chiếm 4,69 % tổng DTTN.
Cơ cấu đất nông nghiệp có xu hƣớng tăng từ 72,2% năm 2009 đến 76,16% năm 2015; tỷ lệ các loại đất phi nông nghiệp (đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp;
đất di tích danh thắng; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất phát triển hạ tầng ...) tăng từ 17,3% năm 2009 đến 19,16% năm 2015. Diện tích đất chƣa sử dụng giảm từ 10,5% năm 2009 xuống còn 4,69 % năm 2015. Đất SXNN tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cƣ, khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung và xây dựng kết cấu hạ tầng… nhƣng diện tích tích đất SXNN bị mất này đƣợc bổ sung từ quỹ đất chƣa sử dụng nên không biến động nhiều mà có xu hƣớng ổn định.
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng đất trong SXNN huyện Bình Sơn 2009-2015 Đơn vị: Ha Chỉ tiêu 2009 2011 2013 2015 Tổng diện tích đất 46.760,19 46.760,19 46.760,19 46.754,23 Đất nông nghiệp 33.759,94 34.735,32 34.588,82 35.606,75 Đất SXNN 21.180,92 22.235,56 22.125,28 23.144,60 Đất lâm nghiệp 12.276,78 12.199,27 12.169,25 12.159,80 Đất nuôi trồng thủy sản 296,99 295,98 289,78 294,18 Đất làm muối 1,30 0,55 0,55 0,55 Đất nông nghiệp khác 3,95 3,96 3,96 7,62
Đất phi nông nghiệp 8.089,97 8.770,65 8.931,50 8.955,86 Đất chƣa sử dụng 4.910,28 3.254,22 3.239,87 2.191,62
DT đất SXNN / DTTN (%) 45,29 47,55 47,32 49,50
DT đất SXNN / nhân khẩu (ha) 0,303 0,285 0,274 0,298
NS ruộng đất (tr.đồng /ha) 55,96 62,7 67,59 67,43
Hệ số sử dụng đất 1,56 1,59 1,64 1,67
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn qua các năm)
Về tình hình sử dụng đất trong SXNN của huyện, từ số liệu bảng 2.8 thì diện tích đất SXNN năm 2015 chiếm 49,5% DTTN của huyện và có xu hƣớng tăng nhẹ. Diện tích đất SXNN bình quân một nhân khẩu năm 2015 là 0,298 và có xu hƣớng tăng trở lại kể từ năm 2013 do xu hƣớng dịch chuyển lao động
nông nghiệp sang các ngành khác. Năng suất ruộng đất và hệ số sử dụng đất còn thấp nhƣng ngày càng đƣợc nâng lên.
* Quy hoạch đất trồng trọt của huyện Bình Sơn:
+ Vùng đồng bằng ven sông Trà Bồng: có địa hình tƣơng đối bằng phẳng có diện tích chiếm 30,57% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai ở đây tƣơng đối phong phú, ngoài các loại đất thuộc nhóm đất phù sa còn có hầu hết các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng và một phần nhỏ diện tích đất xám bạc màu, đất thung lũng,… Nguồn nƣớc cung cấp cho khu vực này là nguồn nƣớc mƣa tự nhiên, nƣớc từ tuyến sông Trà Bồng, sông Bi, kênh tƣới Thạch Nham,…đảm bảo đủ nƣớc tƣới cơ bản cho toàn bộ diện tích đất canh tác. Khu vực này đƣợc quy hoạch trồng cây lƣơng thực, hoa màu, cây lâu năm.
+ Vùng đồi núi cao phía Tây: có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, đồi đất với độ dốc bình quân từ 10-200
, chiếm 27,58% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai của vùng đƣợc hình thành do tác động kiến tạo địa chất với các quá trình phong hóa đá, tích lũy sắt nhôm, rửa trôi các chất kiềm, kiềm thổ…tạo ra nhiều loại thổ nhƣỡng. Đất đai ở đây chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng và một phần các loại đất khác nhƣ: phù sa đƣợc bồi và không đƣợc bồi, đất xám bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ…Nguồn nƣớc cung cấp chủ yếu cho vùng phụ thuộc vào lƣợng mƣa dự trữ ở các hồ đập, ngòi suối. Riêng khu vực phía Nam tiếp giáp với vùng đồng bằng ven sông nên nguồn nƣớc tƣới tiêu đƣợc lấy từ sông Trà Bồng và kênh tƣới Thạch Nham. Diện tích đất đai có khả năng sản xuất nông nghiệp của vùng khoảng 2.900 ha đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa; khoảng 5.100 ha đất cho mục đích lâm nghiệp.
+ Vùng gò đồi phía Đông: chiếm 43,49% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc bình quân 8-150 theo hƣớng Tây - Đông. Đất đai của vùng rất đa dạng với nhiều loại đất thuộc các nhóm đất chính nhƣ: đất cát biển, đất mặn, đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất đen, đất phù sa và một phần diện tích đất thung
lũng,… Đây là vùng rất khó khăn về nguồn nƣớc tƣới, khô hạn nặng về mùa khô. Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp khoảng 5.750 ha và khoảng 4.000 ha đất lâm nghiệp. Vùng này đƣợc quy hoạch cho việc phát triển các loại cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và một số loại cây ăn quả.
Đẩy mạnh kinh tế huyện theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và định hƣớng phát triển kinh tế -xã hội theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ - thƣơng mại và nông nghiệp, cho nên một số diện tích đất chƣa sử dụng sẽ đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất còn lại chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế -xã hội.
b. Lao động
Lực lƣợng lao động đã đƣợc chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản sang khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Bảng 2.9. Số lượng lao động nông nghiệp và tỷ lệ lực lượng lao động các ngành kinh tế 2011- 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số lao động (ngƣời) 101.231 108.019 106.990 105.245 105.714 Lao động NN (ngƣời) 77.928 82.332 80.681 78.534 77.742 Tổng số lao động (%) 100 100 100 100 100 + Lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản (%) 76,98 76,22 75,41 74,62 73,54 + Lao động ngành công nghiệp, xây dựng (%) 7,94 8,13 8,86 9,13 9,49 + Lao động ngành thƣơng mại, dịch vụ (%) 15,08 15,65 15,73 16,25 16,97
Lực lƣợng lao động giữa các khu vực có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng từ 7,94% năm 2011 lên 9,49% năm 2015; ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng từ 15,08% năm 2011 lên 16,97% năm 2015; giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản từ 76,98% năm 2011 xuống 73,54% năm 2015. Tuy nhiên tốc độ dịch chuyển là tƣơng đối thấp. Tác động tích cực của vốn đầu tƣ toàn xã hội đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra bình quân một năm 1.413 việc làm, đó là con số có ý nghĩa xã hội rất lớn.
Từ số liệu bảng 2.9, cho thấy, lực lƣợng lao động nông nghiệp qua các năm vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động. Nhƣng vấn đề cần quan tâm hơn đó là trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn lao động còn thấp; tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo chƣa cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức quản lý. Trƣớc thực trạng trên công tác đào tạo lao động nông nghiệp nông thôn ở huyện đƣợc các cấp, các ngành ở huyện Bình Sơn quan tâm. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 toàn huyện đào tạo đƣợc 1.962 lao động nông thôn, riêng năm 2014 là 1.273 ngƣời đƣợc đào tạo nghề. Tính đến thời điểm hiện tại huyện có khoảng 10.658 lao động nông thôn qua đào tạo, (là những ngƣời đã học và tốt nghiệp ở một trƣờng lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tƣơng đƣơng) chiếm tỷ lệ 10,08% so với tổng số lao động khu vực nông thôn.
c. Vốn đầu tư
Để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp thì yếu tố "vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu đƣợc để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, đầu tƣ vốn cho nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đất đai, sức lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác nhằm cải biến nông
nghiệp, nông thôn từng bƣớc theo kịp với các ngành, các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế-xã hội.
Bảng 2.10. Vốn đầu tư của huyện Bình Sơn 2009-2015
Năm
Vốn đầu tƣ hàng năm Trong đó đầu tƣ cho nông, lâm nghiệp Tổng số (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Tổng số (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Tỷ trọng (%) 2009 55.245 - 9.125 - 16,52 2010 74.401 34,67 20.251 121,93 27,22 2011 123.086 65,44 12.715 -37,21 10,33 2012 57.062 -53,64 13.340 4,92 23,38 2013 64.909 13,75 24.540 83,96 37,81 2014 101.254 55,99 33.821 37,82 33,40 2015 144.510 42,72 16.278 -51,87 11,26 Cộng 620.467 17,38 130.070 10,13 20,96
(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)
Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy, tổng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp của huyện Bình Sơn biến động mạnh qua các năm từ 2009-2015. Tỷ trọng vốn đầu tƣ nông nghiệp trung bình cho giai đoạn này là 20,96% nhƣng tốc độ tăng vốn đầu tƣ chỉ 10,13% thấp hơn tốc độ tăng của tổng vốn đầu tƣ hàng năm là 17,38%. Do đó có thể kết luận vốn đầu tƣ từ ngân sách cho phát triển nông nghiệp chƣa tƣơng xứng với tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Từ năm 2009 đến năm 2015, tổng số lƣợng vốn thu hút cho nông nghiệp, nông thôn là hơn 620.467 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nƣớc: 428,072 tỷ đồng, gồm:
- Vốn thuộc ngân sách Trung ƣơng và Tỉnh (bao gồm cả chƣơng trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu) là hơn 251,395 tỷ đồng, chiếm 58,73% tổng vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Vốn thuộc ngân sách địa phƣơng là 176,678 tỷ đồng, chiếm 41,27% tổng vốn ngân sách nhà nƣớc.
Bảng 2.11. Tình hình dư nợ tín dụng trên địa bàn huyện
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 Tổng dƣ nợ 351.441 322.672 461.995 493.249 Dư nợ ngắn hạn 278.449 269.408 420.849 393.440 Dư nợ trung hạn 72.992 53.264 41.146 99.809 Cơ cấu vốn ngắn hạn (%) 79,23 83,49 91,09 79,76 Cơ cấu vốn trung hạn (%) 20,77 16,51 8,91 20,24 Vốn hộ cá thể vay 314.522 293.386 424.440 464.133
Vốn doanh nghiệp vay 35.919 29.337 37.555 29.116 (Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)
Về tín dụng ngân hàng các hoạt động dịch vụ ngân hàng có bƣớc phát triển khá và hoạt động có hiệu quả, toàn huyện hiện có 15 Chi nhánh, Phòng giao dịch của các Ngân hàng, 01 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi và tổ chức cho vay để đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Qua bảng trên cho thấy, tuy năm 2013 có giảm nhƣng nhìn chung dƣ nợ có xu hƣớng tăng, kể cả trong ngắn hạn và trung hạn; trong cơ cấu nguồn vốn thì trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều lần so dƣ nợ vốn trung hạn. Điều quan tâm đó là, vốn hộ cá thể vay chiếm số lƣợng lớn, điều này chứng tỏ
rằng nhu cầu vốn vay cho đầu tƣ phát triển kinh tế là khá lớn, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp, nguồn vốn vay chủ yếu tập trung cho phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
d. Khoa học và công nghệ
Trung tâm khuyến nông huyện tăng cƣờng hƣớng dẫn, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng trình diễn nhiều mô hình sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững. Trạm bảo vệ thực vật huyện triển khai tuyên truyền áp dụng rộng mô hình IPM, hƣớng dẫn nông dân cách bảo vệ và phát triển các loài thiên địch, phân tích hệ sinh thái trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý dịch hại phù hợp. Đồng thời, hƣớng dẫn kết hợp mô hình nông nghiệp sinh thái với kỹ thuật “3 giảm- 3 tăng” để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Triển khai thực hiện đƣợc 52 mô hình trình diễn về giống, cây trồng và vật nuôi. Các mô hình đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, định hƣớng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Huyện đã tổ chức trên 500 lớp tập huấn các mô hình khuyến nông cho trên 14.000 lƣợt ngƣời tham gia, tổ chức 05 lớp đào tạo nghề cho hội viên Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên; biên soạn và in ấn trên 15.000 tờ rơi tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật nuôi với các nội dung nhƣ: chăn nuôi gà an toàn sinh học, heo sinh sản, canh tác rau an toàn, nuôi cá nƣớc ngọt, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả...
Một số mô hình đang triển khai và đạt hiệu quả trên địa bàn: Mô hình sản xuất nấm rơm, quy mô 30 tấn rơm ở xã Bình Thới; Mô hình “3 giảm, 3 tăng” quy mô 10 ha tại xã Bình Dƣơng; Mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã Bình Phƣớc, Bình Nguyên; Mô hình nuôi tôm càng xanh ở Bình Thuận, Bình Minh; Mô hình trồng rau an toàn tại Bình Trung, Bình Mỹ, Bình Nguyên, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng; Mô hình trồng keo lai hom, trồng mì bền
vững; Mô hình nông- lâm kết hợp... Tuy nhiên, phần lớn các mô hình khuyến nông gặp khó khăn trong việc triển khai, nhân rộng.
Trong bối cảnh giá ngày công lao động ngày càng tăng, tỷ lệ cơ giới hóa tăng nhanh trong mọi khâu sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết từ các khâu tốn nhiều lao động trong ngành trồng trọt nhƣ gặt đập, tƣới tiêu, vận tải, làm đất. Cùng với mức phát triển của hệ thống điện nông thôn, tỷ lệ áp dụng máy móc thiết bị cơ giới và điện trong chăn nuôi, xây dựng thủy lợi ngày càng tăng ở huyện Bình Sơn.