6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ngãi
- Xây dựng, theo dõi và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, đề án về phát triển nông nghiệp cho huyện.
+ Hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ nông dân khi chuyển giao đất thực hiện dự án, thực hiện chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp.
+ Tạo điều kiện thuận lợi đề các nông hộ, cơ sở SXNN tiếp cận các nguồn vốn.
+ Có chính sách cụ thể đề phát triển và nâng cao vai trò của hợp tác xã, trang trại trong sản xuất nông nghiệp.
+ Hoàn thiện các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề con giống trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Hỗ trợ chính phủ xây dựng mạng lƣới, thị trƣờng tiêu thụ hàng nông sản, khuyến khích tạo ra các liên kết mới, tăng cƣờng các liên kết cũ trong SXNN.
- Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, xúc tiến thƣơng mại, tạo các liên kết trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng này, từ các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn, tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp huyện nhƣ sau:
Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp bao gồm củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ, phát triển các trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt và trong chăn nuôi.
Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm về đất đai, về lao động, về vốn, về áp dụng KHCN, các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.
Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp; mở rộng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; gia tăng kết quả sản xuất và phát huy vai trò của nhà nƣớc về nông nghiệp.
Cuối cùng, chƣơng nêu lên những kiến nghị đối với Chính phủ và tỉnh Quảng Ngãi để phát triển nông nghiệp của huyện Bình Sơn.
KẾT LUẬN
Nông nghiệp là một ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, phát triển nông nghiệp trở thành một yêu cầu bắt buộc, xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nằm trong tổng thể chung đó, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai các chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, huyện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là: diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do qua trình phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội vẫn còn nhiều bất cập, việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo sự đột phá trong sản xuất còn chậm, sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ chƣa tạo ra sức cạnh tranh và còn lệ thuộc vào thiên nhiên, suy thoái tài nguyên đất cát, ô nhiễm môi trƣờng còn xảy ra...
Với đề tài đã lựa chọn “Phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp, trên cơ sở đó luận văn làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn từ 2009-2015 của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, thời gian sắp đến một cách hợp lý hơn.
Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, tác giả đã tiếp cận và thực hiện phân tích khối lƣợng thông tin tƣơng đối lớn và thuộc nhiều khía cạnh đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ mới giải quyết đƣợc hết các vấn đề một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, luận văn sẽ khó tránh khỏi những sai sót, tác giả với tất cả cố gắng và nhiệt tình của mình mong muốn góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
[2] Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới, Hà Nội
[3] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2001), Việt Nam hướng tới 2010, Hà Nội.
[4] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
[6] Phan Thúc Huân (2007), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.
[7] Huyện ủy Bình Sơn (2015), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXV, Quảng Ngãi.
[8] Vũ Trọng Khải (2008), Tích tụ ruộng đất – Trang trại và nông dân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 365, tháng 10/2008, Hà Nội.
[9] Lê Du Phong (2007), Vấn đề đất đai ở nông thôn Việt nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế tháng 12/2007, Hà Nội.
[10] Phòng Thống kê huyện Bình Sơn (2009-2015), Niên giám thống kê huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
[11] Đỗ Quốc Sam (2006), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, Hà Nội.
[12] Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[13] Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14] Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[15] Đoàn Tranh (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đà Nẵng
[16] Nguyễn Trần Trọng (2012), Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[17] UBND huyện Bình Sơn (2014), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kiểm kê thanh quyết toán tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
[18] UBND huyện Bình Sơn (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Sơn giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Quảng Ngãi.
[19] UBND huyện Bình Sơn (2015), Báo cáo tình hình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, Quảng Ngãi.
[20] UBND huyện Bình Sơn (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, Quảng Ngãi.
[21] UBND huyện Bình Sơn (2015), Tài liệu triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Quảng Ngãi. [22] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và Phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020, Quảng Ngãi.
[23] Võ Tòng Xuân (2010), Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường, Tạp chí Cộng sản số 12 (204), Hà Nội.
Tiếng Anh :
[24] Harrod R. F (1940), An essay in dynamic theory, Economic journal 49, 13-33. http://www.econlib.org/library/Ricardo/ricP.html
[25] Lewis A. W (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of Labour, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191.
[26] Ricardo (1772-1823), On the Principles of Political Economy
[27] Solow R. M (1956), A contribution to the theory of economic growth, Quarterly Journal of economics 70, 65-94.
[28] Torado (1990), Economics for a Third World, Thord edition.