Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện

nào hoạt động.

2.2.2. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Bình Sơn huyện Bình Sơn

Về tăng trƣởng: GTSX của ngành năm 2015 tăng 1,4 lần so với năm 2009, và đạt 439,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 8,96%/năm. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện Bình Sơn mặc dù sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua luôn phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thƣờng, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra ở một số nơi, giá cả vật tƣ tăng cao đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất.

Hình 2.2. Tình hình tăng trưởng Nông-lâm-ngư nghiệp huyện Bình Sơn qua các năm

Về cơ cấu: Nông nghiệp luôn có tỷ trọng lớn hơn ngành lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2009-2015 có xu hƣớng tăng nhƣng không mạnh, dù trải qua năm 2010 sụt giảm tỷ trọng khá lớn chỉ chiếm 42,7% do dịch bệnh và hạn hán nhƣng đã nhanh chóng phục hồi ngay năm tiếp theo 2011 chiếm 52.44% trong tổng cơ cấu ngành nông lâm ngƣ nghiệp và giảm nhẹ trong 5 năm tiếp theo.

Bảng 2.5. Cơ cấu GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp huyện Bình Sơn giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: % Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông-lâm-ngƣ nghiệp 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 49,00 42,72 52,44 51,30 51,09 50,21 50,24 Lâm nghiệp 6,14 18,67 10,85 7,54 11,14 14,32 12,64 Thủy sản 44,86 38,60 36,71 41,16 37,77 35,47 37,11

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

* Nội bộ ngành nông nghiệp

Về tăng trƣởng: Tính đến hết năm 2015 thì tăng trƣởng nội bộ ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn đạt những kết quả khá. Trồng trọt và chăn nuôi là ngành sản xuất chính của nông nghiệp ở giai đoạn 2009-2015 này và có mức tăng trƣởng trung bình tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là 9,15% và 9,49%. Tuy nhiên ngành chăn nuôi tăng trƣởng kém bền vững hơn khi có mức biến động khá lớn giữa các năm quan sát. Ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hƣớng ngày càng giảm, trung bình giai đoạn 2009-2015 giảm 0,85%. Cụ thể:

- GTSX ngành trồng trọt năm 2015 đạt 317,8 tỷ đồng, gấp 1,55 lần so với năm 2009. Ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng chƣa đi vào ổn định, có một số năm tăng rất cao nhƣ năm 2011 tăng 24,42%. Có đƣợc kết quả này là nhờ huyện đã chú trọng thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu mùa

hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiến hành thâm canh, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp. Dù vậy, thời tiết thất thƣờng vẫn ảnh hƣởng lớn đến ngành trồng trọt.

- GTSX ngành chăn nuôi năm 2015 đạt 112,5 tỷ đồng, gấp 1,61 lần so với năm 2009. Ngành chăn nuôi của huyện có tăng trƣởng nhƣng kém bền vững. Năm 2011 và 2015 tăng khá cao nhƣng giai đoạn 2012-2014 giảm kéo dài. Nguyên nhân của tăng trƣởng không ổn định trong ngành chăn nuôi là do thực trạng chăn nuôi trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần đƣợc quan tâm giải quyết, đó là: công tác quản lý giống heo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, giá thức ăn tăng cao trong khi giá thịt hơi giảm thấp nên ngƣời nuôi heo không có lãi. Nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm luôn đe dọa đến sự phát triển của đàn; chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ còn phổ biến, khó kiểm soát dịch bệnh, khối lƣợng hàng hóa thấp, phân tán. Chăn nuôi ở quy mô tập trung, trang trại, gia trại có hình thành nhƣng chƣa phát triển mạnh.

- GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2015 đạt 9,2 tỷ đồng, chỉ bằng 0,96 lần so với năm 2009.

Bảng 2.6. Tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp Bình Sơn qua các năm Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình GTSX Nông nghiệp 286,2 372,8 371,9 396,8 406,0 439,5 Tăng trưởng (%) - 30,27 -0,25 6,70 2,32 8,25 8,96 + GTSX Trồng trọt 205,1 255,2 255,5 286,4 299,5 317,8 Tăng trưởng (%) - 24,42 0,12 12,09 4,57 6,11 9,15 + GTSX Chăn nuôi 71,5 110,1 108,7 102,4 97,3 112,5 Tăng trưởng (%) - 53,94 -1,25 -5,78 -4,98 15,62 9,49 + GTSX Dịch vụ NN 9,6 7,6 7,7 8,0 9,2 9,2 Tăng trưởng (%) - -21,13 1,69 3,90 15,00 0,00 -0,85

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 % Năm Dịch vụ NN Chăn nuôi Trồng trọt

Về cơ cấu: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng trồng trọt tăng, chăn nuôi giảm và dịch vụ giảm tuy không rõ rệt. Nếu năm 2009 giá trị sản xuất ngành trồng trọt chỉ gấp 2,61 lần ngành chăn nuôi thì đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã gấp 2,82 lần so với ngành chăn nuôi.

Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn giai đoạn 2009-2015 Đơn vị: % Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trồng trọt 70,28 71,66 68,45 68,70 72,18 73,77 72,31 Chăn nuôi 26,90 24,98 29,52 29,23 25,81 23,97 25,60 Dịch vụ NN 2,82 3,35 2,03 2,07 2,02 2,27 2,09 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

Tỷ trọng trồng trọt năm 2009 là 70,28% đến năm 2015 tăng lên 72,31%; chăn nuôi từ 26,9% giảm xuống 25,6% và dịch vụ nông nghiệp từ 2,82% giảm xuống 2,09%. Nhìn chung cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhƣng còn chậm và chƣa cân đối, đặc biệt là trồng trọt còn chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ trọng dịch vụ phục vụ nông nghiệp còn ở mức thấp và xu hƣớng giảm dần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 70)