Đặc điểm về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội

a. Dân số

Dân số trung bình của huyện Bình Sơn năm 2015 là 184.656 ngƣời chủ yếu là dân tộc Kinh, các dân tộc khác chỉ khoảng 200 ngƣời. Nữ chiếm khoảng 52% dân số; tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,813%; dân số thành thị chiếm khoảng 5% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình toàn huyện có 395 ngƣời/km2

, cao hơn mật độ dân số trung bình tỉnh Quảng Ngãi (250 ngƣời/km2).

Dân số phân bố không đều giữa các nơi trong huyện. Khu vực các xã thuộc Khu kinh tế Dung Quất có mật độ dân số trung bình 538 ngƣời/km2, bằng 1,36 lần mật độ dân số toàn huyện; khu vực ngoài Khu kinh tế Dung Quất mật độ dân số trung bình khoảng 354 ngƣời/km2, trong đó khu vực miền núi chỉ có 135 ngƣời/km2. Thị trấn Châu Ổ có mật độ dân số 3.619 ngƣời/km2

, xã có mật độ dân số cao nhất là xã Bình Dƣơng khoảng 958 ngƣời/km2

và xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Bình An khoảng 68 ngƣời/km2

. [18]

b. Lao động

Lực lƣợng lao động của huyện đã tăng từ 91,36 nghìn ngƣời năm 2009 lên 110 nghìn ngƣời năm 2015 với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2009-2015 khoảng 3,14%. Đến năm 2015, lực lƣợng lao động của huyện có 110 nghìn ngƣời, khoảng 59,57% dân số toàn huyện. Đây là nguồn lao động dồi dào nếu đƣợc đào tạo sẽ là nguồn nhân lực bổ sung và phục vụ cho Khu kinh tế Dung Quất và phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện.

lực lƣợng lao động toàn huyện. Về cơ cấu lao động của huyện: năm 2015 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản là 73,54%, lao động công nghiệp- xây dựng 9,49%, lao động trong khu vực dịch vụ 16,97%. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tƣơng đối trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong khu vực nông nghiệp của huyện vẫn còn rất cao.

Tỷ lệ lao động có kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật trở lên) so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thấp, thiếu cán bộ khoa học có trình độ cao trong quản lý xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ, trong kinh doanh thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch.. và các lĩnh vực khoa học cơ bản nhƣ tin học, hoá học, sinh học,...

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu dân số, lao động của huyện Bình Sơn

Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2009 2012 2015

1. Dân số trung bình ngƣời 174.010 180.045 184.656 - Mật độ dân số ngƣời/km2

371 386 395 - Dân số đô thị ngƣời 7.294 7.559 9.232 - Dân số nông thôn ngƣời 166.716 172.486 175.424 - Tỷ lệ đô thị hóa % 4,2 4,2 5,0 2. Lực lƣợng lao động ngƣời 91.360 112.160 110.000 - LLLĐ/dân số % 52,5 62,30 59,57 3. Lao động có việc làm ngƣời 88.100 108.019 105.714 4. Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100 - Nông, lâm, thuỷ sản % 78,37 76,22 73,54 - Công nghiệp, xây dựng % 6,90 8,13 9,49 -Thƣơng mại, dịch vụ % 14,73 15,65 16,97

c. Truyền thống nông nghiệp

Dân cƣ của huyện có truyền thống canh tác trồng lúa nƣớc và chăn nuôi gia súc gia cầm. Lúa nƣớc đƣợc trồng chủ ở các xã đồng bằng, dựa vào hệ thống thủy lợi Thạch Nham, hồ chứa nƣớc để lấy nƣớc, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, nông dân trong huyện còn trồng mía, cũng là một loại cây đặc thù hợp với thổ nhƣỡng của huyện Bình Sơn, bên cạnh đó cây sắn đƣợc trồng nhiều ở những xã phía Tây của huyện, nơi có địa hình cao, đồi núi, không thuận lợi về nguồn nƣớc. Nhìn chung, trƣớc đây ngƣời dân trồng các loại cây trồng theo hình thức quảng canh, không chú trọng chăm sóc nhiều, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên đặc biết là các vùng núi cao, địa hình khó khăn ở phía Tây của huyện.

d. Dân trí

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu giáo dục đào tạo của huyện năm 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015

1 Trƣờng mẫu giáo, mầm non Trƣờng 27 2 Trƣờng tiểu học Trƣờng 34 3 Trƣờng trung học cơ sở Trƣờng 24 4 Trƣờng trung học phổ thông Trƣờng 4 5 Học sinh mẫu giáo Học sinh 4.700 6 Học sinh tiểu học Học sinh 14.000 7 Học sinh trung học cơ sở Học sinh 13.028 8 Học sinh trung học phổ thông Học sinh 8.112 9 Hƣớng nghiệp dạy nghề Học sinh 5.521

Huyện Bình Sơn là huyện đã hoàn thành công tác xoá mù chữ và 100% số xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, phong trào học ngoại ngữ và tin học ngày càng tăng. Chất lƣợng đào tạo đƣợc giữ vững và nâng cao. Số lƣợng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày một tăng. Với quan điểm đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục, đến nay hệ thống trƣờng lớp cơ bản hoàn thiện từ mầm non đến phổ thông trung học, dạy nghề phổ thông... đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập.

Toàn huyện có 4 trƣờng phổ thông trung học, 24 trƣờng trung học cơ sở, 34 trƣờng tiểu học và 27 trƣờng mẫu giáo. Ngoài ra, huyện còn có 1 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp dạy nghề, thƣờng xuyên đào tạo nghề phổ thông cho học sinh, thanh niên.

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, tuy nhiên công tác giáo dục- đào tạo vẫn còn một số tồn tại nhất định, nhƣ chất lƣợng dạy và học tuy có chuyển biến nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc so với yêu cầu mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên phổ thông trung học còn thiếu, cơ sở vật chất tuy đã đƣợc tăng cƣờng song vẫn còn nhiều khó khăn, hiện vẫn còn 2 xã chƣa có trƣờng trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)