Thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Thâm canh trong nông nghiệp

Có hai phƣơng thức sản xuất cơ bản trong nông nghiệp; đó là quảng canh và thâm canh. Quảng canh là phƣơng thức sản xuất nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất- kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này còn đƣợc hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn, đó là sự tăng sản lƣợng nông sản dựa trên cơ sở mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi. Thâm canh ngƣợc lại với quảng

canh, là phƣơng thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tƣ thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.

Từ đó cho thấy, bản chất của thâm canh là quá trình đầu tƣ phụ thêm tƣ liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu đƣợc nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm. Theo nhà kinh tế học Paul A. Samuelson đây chính là tích lũy vốn theo chiều sâu, và điều này chỉ xảy ra khi có cải tiến về giống, kỹ thuật canh tác, áp dụng các công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, tự động hóa, đồng thời nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại nông thôn thông qua giáo dục, khuyến nông, phát triển y tế và phát triển cơ sở hạ tầng tại nông thôn.

Hệ thống chỉ tiêu thể hiện trình độ thâm canh trong nông nghiệp là: năng suất cây trồng, vật nuôi qua các năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 34)