Kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện Bình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện Bình

có 11 câu lạc bộ, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất thu hút hàng trăm hội viên, nông dân tham gia. Các câu lạc bộ, tổ hợp tác ngày càng ăn nên làm ra. Điển hình nhƣ câu lạc bộ chuyên sản xuất các loại nấm ăn và nấm dƣợc liệu ở xã Bình Thạnh; câu lạc bộ Chăn nuôi bò ở xã Bình Trung thu hút 70 hội viên tham gia, thu lãi 30-50 triệu đồng/thành viên/năm; câu lạc bộ Chăn nuôi heo Thành Công ở xã Bình Nguyên…

- Kinh tế trang trại chƣa liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất nông sản hàng hóa.

2.2.6. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện Bình Sơn Bình Sơn

a. Trồng trọt

Về trồng trọt: Là ngành sản xuất chính của huyện với các cây trồng chủ yếu là cây lúa và cây hoa màu. Hầu hết nhóm cây lƣơng thực trong những năm gần đây phát triển tƣơng đối khá, năng suất tăng. Cây công nghiệp hàng năm chỉ phát triển các loại cây ngắn ngày mía, đậu phụng, vừng; có diện tích cao su nhƣng không đáng kể.

Trong những năm gần đây, nhờ thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, đƣa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, phù hợp với từng vùng nên cho năng suất cao và ổn định, năm 2015 năng suất bình quân cây lúa đạt

58,93 tạ/ha, đạt sản lƣợng cả năm là 61,42 nghìn tấn. Các loại cây lƣơng thực khác nhƣ ngô, khoai,.. cũng nhƣ các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày cũng đã đƣợc chú trọng phát triển. Sản phẩm của các loại cây này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt.

Trong cơ cấu sản xuất đã có sự chuyển dịch theo hƣớng đa dạng cây trồng với các dạng sản phẩm hàng hoá. Các loại cây trồng có năng suất, chất lƣợng, giá trị thƣơng phẩm cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất cũng nhƣ việc trồng các loại cây ăn quả,... làm tăng đáng kể kinh tế ngành nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, việc đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ vào sản xuất chƣa đƣợc thực hiện rộng khắp toàn huyện.

* Diện tích, sản lượng và năng suất của cây trồng chủ yếu

Diện tích đất gieo trồng của huyện trong giai đoạn 2010-2015 có tăng giảm nhƣng không nhiều, nhìn chung có xu hƣớng ổn định. Các loại cây trồng thế mạnh của huyện là cây lúa, sắn, mía, ngô, lạc, rau các loại…trong giai đoạn 2009-2015 đều tăng về sản lƣợng và năng suất.

Bảng 2.13. Biến động về diện tích, sản lượng và năng suất cây lúa

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

1-Diện tích (ha) 9.988 10.179 9.735 9.950 10.783 10.423

Tốc độ tăng (%) - 1,91 -4,36 2,21 8,37 -3,34 Lƣợng tăng tuyệt đối - 191,0 -444,0 215,0 833,0 -359,9

2-Sản lƣợng (tấn) 49.320 54.452 47.248 56.419 59.627 61.420

Tốc độ tăng (%) - 10,41 -13,23 19,41 5,69 3,01 Lƣợng tăng tuyệt đối - 5.132,0 -7.204,0 9.171,0 3.208,2 1.792,8

3-Năng suất (tạ/ha) 49,38 52,51 48,53 56,7 55,3 58,93

Tốc độ tăng (%) - 6,34 -7,58 16,83 -2,47 6,56 Lƣợng tăng tuyệt đối - 3,13 -3,98 8,17 -1,4 3,63

Cây lúa: Là một trong những loại cây trồng thế mạnh của huyện, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng của huyện. Trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của ngành nông nghiệp huyện, tình hình sản xuất cây lúa tại huyện Bình Sơn đã có những chuyển biến tích cực. Trong điều kiện phát triển mạnh các khu công nghiệp, nhu cầu đất cho các dự án sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng đều tăng nhƣng diện tích dành cho cây lúa hàng năm luôn ổn định, ít biến động. Năm 2015, diện tích cây lúa đƣợc trồng là 10.423,1 Ha cho sản lƣợng là 61.420 tấn, gấp 1,24 lần so với năm 2010. Phân bổ diện tích trồng lúa dàn trải đều trên toàn huyện, các xã có diện tích trồng lúa cao nhất là xã Bình Nguyên, Bình Minh, Bình Long, Bình Hiệp.

Bảng 2.14. Biến động về diện tích, sản lượng và năng suất cây sắn

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1-Diện tích (ha) 2.141 2.140 2.181 2.460 2.620 2.624

Tốc độ tăng (%) - -0,05 1,92 12,8 6,50 0,16

Lƣợng tăng tuyệt đối - -1,0 41,0 279,0 160,0 4,2

2-Sản lƣợng (tấn) 32.554 47.845 51.258 60.271 60.070 59.942

Tốc độ tăng (%) - 46,97 7,13 17,6 -0,33 -0,2

Lƣợng tăng tuyệt đối - 15.291 3.413 9.013 -201 -128,3

3-Năng suất (tạ/ha) 152,1 223,6 235 245 229,3 228,4

Tốc độ tăng (%) - 47,01 5,10 4,26 -6,41 -0,4

Lƣợng tăng tuyệt đối - 71,5 11,4 10 -15,7 -0,9

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

Cây sắn: cùng với cây lúa, sắn là một trong những cây trồng cho sản lƣợng cao trong huyện. Giai đoạn 2010-2015, diện tích trồng sắn có xu hƣớng ổn định, năng suất và sản lƣợng tăng qua các năm. Năm 2010, sản lƣợng sắn là 32.554 tấn đạt năng suất 152,1 tạ/ha thì đến năm 2015 tăng lên sản lƣợng

59.941,7 tấn đạt năng suất 228,4 tạ/ha. Diện tích trồng sắn phân bố chủ yếu ở các xã phía tây của huyện nhƣ Bình Minh, Bình Mỹ, Bình An…

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích trồng sắn là 14.193,2ha, trải dài trên 88 xã thuộc 11/14 huyện, thành phố của tỉnh. Vùng nguyên liệu đƣợc quy hoạch ở huyện Bình Sơn là để phục vụ cho Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất. Dự kiến, hàng năm cung cấp ổn định nguyên liệu cho Nhà máy sản lƣợng sắn lát khô khoảng 108.224 tấn.

Bảng 2.15. Biến động về diện tích, sản lượng và năng suất cây mía

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1-Diện tích (ha) 802 780 798 780 765 771

Tốc độ tăng (%) - -2,74 2,31 -2,26 -1,92 0,78

Lƣợng tăng tuyệt đối - -22,0 18,0 -18,0 -15,0 6,0

2-Sản lƣợng (tấn) 36.507 38.763 41.505 43.797 41.500 50.260

Tốc độ tăng (%) - 6,18 7,07 5,52 -5,24 21,11

Lƣợng tăng tuyệt đối - 2,256.0 2.742,0 2.292,0 -2.297,0 8.760,0

3-Năng suất (tạ/ha) 455,2 497 520 561,5 542,5 651,9

Tốc độ tăng (%) - 9,18 4,63 7,98 -3,38 20,17

Lƣợng tăng tuyệt đối - 41,8 23 41,5 -19 109,4

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

Cây mía: Diện tích mía qua các năm cũng có xu hƣớng ổn định và khoảng 771 ha vào năm 2015; sản lƣợng và năng suất tăng đều đặn qua các năm, cụ thể năm 2010 sản lƣợng mía là 36.507 tấn, đạt năng suất 455,2 tạ/ha thì đến năm 2015 tăng lên với năng suất 651,9 tạ/ha, sản lƣợng đạt 50.260 tấn. Diện tích trồng mía phân bổ chủ yếu ở các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khƣơng, Bình Trung.

Rau các loại: Trong những năm qua, cây rau các loại đƣợc chú trọng phát triển nên tăng nhanh cả về diện tích và năng suất, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trùng giúp nông dân tiếp cận đƣợc công nghệ, quy trình sản xuất. Từ 2010 đến 2015, năng suất rau các loại tăng hơn 1,5 lần (từ 115,5 tạ/ha lên 179,6 tạ/ha).

Diện tích trồng rau cũng tăng lên đáng kể từ 1.356 ha năm 2010 lên 1.562,3 ha năm 2015, sản lƣợng 28.057,6 tấn. Rau các loại trên địa bàn huyện phân bố chủ yếu ở xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Minh, Bình Chƣơng.

Bảng 2.16. Biến động về diện tích, sản lượng và năng suất rau các loại

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1-Diện tích (ha) 1.356 1.463 1.594 1.653 1.486 1.562

Tốc độ tăng (%) - 7,85 8,99 3,70 -10,10 5,13

Lƣợng tăng tuyệt đối - 106,5 131,5 59,0 -167,0 76,3

2-Sản lƣợng (tấn) 15.658 21.368 21.651 24.400 24.036 28.058

Tốc độ tăng (%) - 36,47 1,32 12,70 -1,49 16,73

Lƣợng tăng tuyệt đối - 5.710,0 282,8 2.748,9 -363,3 4.021,2

3-Năng suất (tạ/ha) 115,5 146,1 135,8 147,6 161,8 179,6

Tốc độ tăng (%) - 26,49 -7,05 8,69 9,62 11,00

Lƣợng tăng tuyệt đối - 30,6 -10,3 11,8 14,2 17,8

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

Cây ngô: Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trƣờng chế biến thức ăn gia súc, cả diện tích và cây ngô trên địa bàn huyện Bình Sơn có xu hƣớng tăng. Năm 2010, diện tích trồng ngô là 1.513 ha, đến năm 2015 tăng lên 1.552,5 ha. Năng suất tăng từ 38,5 tạ/ha lên 53,3 tạ/ha, sản lƣợng năm 2015 đạt 8.269,1 tấn. Cây ngô đƣợc trồng chủ yếu ở các xã Bình An, Bình Trung, Bình Minh, Bình Chƣơng, Bình Châu.

Bảng 2.17. Biến động về diện tích, sản lượng và năng suất ngô

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1-Diện tích (ha) 1.513 1.417 1.453 1.587 1.619 1.553

Tốc độ tăng (%) - -6,35 2,54 9,22 2,02 -4,11

Lƣợng tăng tuyệt đối - -96,0 36,0 134,0 32,0 -66,5

2-Sản lƣợng (tấn) 5.818 6.294 6.600 7.855 8.248 8.269

Tốc độ tăng (%) - 8,17 4,86 19,03 5,00 0,26

Lƣợng tăng tuyệt đối - 475,6 305,9 1.255,8 392,7 21,1

3-Năng suất (tạ/ha) 38,5 44,4 45,4 49,5 50,9 53,3

Tốc độ tăng (%) - 15,32 2,25 9,03 2,83 4,72

Lƣợng tăng tuyệt đối - 5,9 1 4,1 1,4 2,4

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

b. Chăn nuôi

Về chăn nuôi: Trong nhiều năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện liên tục phát triển là địa bàn cung cấp lƣợng gia súc, gia cầm lớn nhất trong tỉnh Quảng Ngãi. Các chƣơng trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi gia cầm theo kiểu công nghiệp ... cũng nhƣ đƣa các con giống mới vào chăn nuôi đã đem lại hiệu quả, góp phần đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính.

Bảng 2.18. Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Bình Sơn 2009-2015

Đơn vị: con

Năm Tổng đàn gia súc Gia cầm

Trâu Lợn Tổng 2009 1.869 58.214 54.422 114.505 318.366 2010 1.726 49.905 51.892 103.523 280.681 2011 1.795 49.369 49.238 100.402 327.890 2012 1.866 50.406 47.751 100.023 359.800 2013 1.977 51.023 47.026 100.026 392.440 2014 2.242 51.989 44.414 98.645 497.440 2015 2.353 53.871 43.659 99.883 552.703

Tuy chăn nuôi có phát triển về số lƣợng nhƣng vẫn là chăn nuôi nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, không có vùng chăn nuôi tập trung. Việc thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực chăn nuôi còn rất hạn chế so với các ngành nông nghiệp khác, một số dự án đầu tƣ vào lĩnh vực nông lâm kết hợp tuy có hợp phần về chăn nuôi nhƣng không triển khai.

+ Đàn bò: Do ảnh hƣởng thiên tai và dịch bệnh nên đàn bò giảm đột ngột từ 58.214 con năm 2009 xuống 49.905 con năm 2010 và tăng dần trở lại qua các năm, bình quân tăng 1,54%/năm trong 5 năm 2010-2015, tổng đàn bò đến năm 2015 là 53.871 con. Trong tổng sản lƣợng đàn bò tuy tăng trƣởng ít, nhƣng thay vào đó đàn bò lai tăng mạnh bình quân 10,4%/năm và đang có xu thế thay dần giống bò vàng nội địa bằng bò lai vì chi phí cho 1kg tăng trọng thấp, giá thịt bò hơi cao và trọng lƣợng bò khi xuất chuồng lớn gấp 2-3 lần so với bò nội. Trong những năm qua, giá thịt bò luôn ổn định ở mức cao, đàn bò lai của huyện phát triển nhanh, trở thành thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của huyện.

+ Đàn lợn: giảm mạnh bình quân 3,61%/năm giai đoạn 2009-2015. Năm 2009, đàn lợn có 54.422 con thì đến năm 2015 chỉ còn 43.659, giảm 10.763 con. Nguyên nhân chủ yếu không phải do thị trƣờng mà do dịch bệnh thƣờng xuyên đe dọa, công tác quản lý giống heo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

+ Đàn trâu: chiếm số lƣợng không nhiều, năm 2009 có 1.869 con thì đến năm 2015 tăng lên 2.353 con, tốc độ tăng trung bình 3,91%/năm trong giai đoạn 2009-2015. Tuy tăng không nhiều trong những năm gần đây, nhƣng sản lƣợng thịt cung ứng tăng. Việc nuôi trâu ở các hộ hiện nay chỉ ở quy mô nhỏ, chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển thành những đàn lớn, có nhiều con.

+ Đàn gia cầm: gia cầm chủ yếu là gà, vịt; các loại gia cầm khác là ngan, ngỗng cũng đƣợc nuôi nhƣng số lƣợng không nhiều. Số lƣợng gia cầm

tăng từ 318.366 con năm 2009 lên đến 552.703 con năm 2015, đạt mức tăng bình quân khá cao 9,63%/năm. Tuy trong thời gian này, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp nhƣng nhờ hiệu quả của các mô hình chăn nuôi gà an toàn, nuôi chim cút … liên kết thành lập các tổ, nhóm sản xuất chăn nuôi hộ gia đình đã làm cho đàn gia cầm tăng mạnh.

Bảng 2.19. Biến động về số lượng gia súc, gia cầm huyện Bình Sơn

Chỉ tiêu Các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1- Trâu (con) 1.726 1.795 1.866 1.977 2.242 2.353

Tốc độ tăng (%) - 4,00 3,96 5,95 13,40 4,95

Lƣợng tăng tuyệt đối - 69,0 71,0 111,0 265,0 111,0

2- Heo (con) 51.892 49.238 47.751 47.026 44.414 43.659

Tốc độ tăng (%) - -5,11 -3,02 -1,52 -5,55 -1,70

Lƣợng tăng tuyệt đối - -2.654 -1.487 -725,0 -2.612 -755

3-Bò (con) 49.905 49.369 50.406 51.023 51.989 53.871

Tốc độ tăng (%) - -1,07 2,10 1,22 1,89 3,62

Lƣợng tăng tuyệt đối - -536 1.037 617 966 1.882

4-Gia cầm (con) 280.681 327.890 359.800 392.440 497.440 552.703

Tốc độ tăng (%) - 16,82 9,73 9,07 26,76 11,11

Lƣợng tăng tuyệt đối - 47.209 31.910 32.640 105.000 55.263

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

c. Thực trạng đóng góp của nông nghiệp huyện với nền kinh tế

Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trung bình 49,57 % trong cơ cấu tổng GTSX nông lâm thuỷ sản và chiếm 16,44% tổng GTSX toàn huyện nên đã góp phần thúc đẩy kinh tế huyện tăng trƣởng 16,19 %/năm giai đoạn 2009 -2015.

Tuy nhiên, đóng góp của nông nghiệp vào GTSX của huyện đang có xu hƣớng giảm dần trong những năm gần đây. Nông nghiệp cung cấp lƣơng thực

cho nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận, cung cấp nguyên liệu, thị trƣờng và lao động cho các ngành kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.20. Đóng góp của ngành nông nghiệp vào GTSX huyện Bình Sơn

Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình Tổng GTSX (1994) 1.416 1.679 2.040 2.172 2.699 3.067 3.485 Nông nghiệp 312,6 286,2 372,8 371,9 396,8 406,0 439,5 Đóng góp của nông nghiệp(%) 22,08 17,04 18,28 17,12 14,70 13,24 12,61 16,44

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)

d. Thực trạng về đời sống của nông dân huyện Bình Sơn

Sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Năm 2009 tổng số hộ nghèo của huyện là 12.049 hộ (tỷ lệ 24,18%) đến cuối năm 2015 còn 4.746 hộ (tỷ lệ 8,82%). Thu nhập bình quân ngƣời dân nông thôn cũng tăng lên từ 21,3 triệu/năm vào năm 2009 lên 30,5 triệu/năm vào năm 2015.

Bảng 2.21. Tình hình hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người huyện Bình Sơn

Năm 2009 2011 2013 2015

Số hộ nghèo (hộ) 12.049 10.219 6.963 4.746 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 24,18 20,28 13,90 8,82 TNBQ ngƣời dân nông thôn (triệu

đồng/ngƣời/năm) 21,3 23,9 26,7 30,5

Số hộ gia đình nông thôn, nông nghiệp có xe máy tăng lên và có sự rút ngắn đáng kể về tỷ lệ hộ gia đình có xe máy giữa các khu vực. Đời sống tinh thần của ngƣời dân nông thôn cũng có nhiều tiến bộ, số hộ có ti vi màu tăng lên. Đa số hộ gia đình có nguồn nƣớc ăn uống hợp vệ sinh, nhƣng vẫn còn một số bộ phận sử dụng nƣớc sông, suối, ao, hồ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 92)