Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Với sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, vị thế của huyện Bình Sơn trong tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh ngày càng đƣợc nâng cao. Việc nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành sản xuất và một số nhà máy lớn nhƣ: nhà máy công nghiệp nặng Doosan, nhà máy đóng tàu Dung Quất đi vào hoạt động đã góp phần lớn vào ngành công nghiệp của tỉnh nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng, kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến bắt đầu từ năm 2009 và thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp.

Kinh tế huyện Bình Sơn giai đoạn từ 2009-2015 có tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, bình quân đạt 16,2%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng trƣởng 5,4%/năm, công nghiệp tăng trƣởng 19,45%/năm, thƣơng mại - dịch vụ tăng trƣởng 24,28%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 đạt 3.485,74 tỷ đồng (theo giá cố định 1994). Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 30,5 triệu đồng/năm [7].

Ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp: GTSX của ngành năm 2015 tăng 1,37 lần so với năm 2009, và đạt 874,7 tỷ đồng. Trong đó: nông nghiệp đạt 439,5 tỷ đồng, tăng 1,4 lần; lâm nghiệp đạt 110,6 tỷ đồng, tăng 2,82 lần và thủy sản đạt 324,6 tỷ đồng, tăng 1,13 lần. Ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng cƣờng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới phù hợp với thổ nhƣỡng, phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, trồng và chăm sóc bảo vệ rừng đƣợc quan tâm, chú trọng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, kinh tế hộ từng bƣớc phát triển về quy mô và hình thức sản xuất.

Ngành công nghiệp: GTSX của ngành năm 2015 tăng 2,9 lần so với năm 2009 và đạt 953 tỷ đồng. Huyện Bình Sơn đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ, phát triển các ngành nghề, quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp- làng nghề tập trung.

Ngành thƣơng mại-dịch vụ: GTSX của ngành năm 2015 tăng 3,68 lần so với năm 2009 và đạt 1.658 tỷ đồng. Các dịch vụ du lịch, lƣu trú, vận tải ngày càng phát triển. Hệ thống chợ địa bàn huyện đƣợc củng cố và phát triển; chợ trung tâm huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng đạt tiêu chuẩn hạng 1. Ngoài ra, đã đầu tƣ xây dựng 07 chợ tại 7 xã trong Khu kinh tế Dung Quất. Hoạt động thƣơng mại đã có những bƣớc phát triển, hàng hóa lƣu thông ngày càng thuận lợi, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cũng nhƣ yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế.

Bảng 2.3. GTSX huyện Bình Sơn 2009-2015. Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GTSX (1994) 1.416 1.679,8 2.040 2.172,1 2.699,1 3.067,6 3.485,7 Nông-lâm- thủy sản 638,0 669,9 711,0 724,9 776,6 808,6 874,7 Công nghiệp 328,0 415,9 559,0 527,2 682,5 859,0 953,0 Dịch vụ 450,0 594,0 770,0 920,0 1.240,0 1.400,0 1.658,0

(Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Sơn khóa XXV)

b. Cơ cấu kinh tế

Năm 2015, GTSX ngành nông- lâm-ngƣ nghiệp đạt 874,74 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,09%; ngành công nghiệp- xây dựng đạt 953 tỷ đồng, chiếm 27,34% và ngành thƣơng mại - dịch vụ đạt 1.658 tỷ đồng, chiếm 45,64%.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2009 -2015 có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trên cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành. Cơ cấu kinh tế huyện thay đổi đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng của huyện, thu hút và chuyển dịch cơ cấu lao động cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Bảng 2.4. Cơ cấu GTSX kinh tế huyện Bình Sơn giai đoạn 2009- 2015

Đơn vị: % Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GTSX (1994) 100 100 100 100 100 100 100 Nông-lâm- thủy sản 45,06 39,88 34,85 33,37 28,77 26,36 25,09 Công nghiệp 23,16 24,76 27,40 24,27 25,29 28,00 27,34 Dịch vụ 31,78 35,36 37,75 42,36 45,94 45,64 47,57

c. Thị trường các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản

Thị trƣờng các yếu tố đầu vào:

Vật tƣ, máy móc trong nông nghiệp có tăng lên so với trƣớc đó, có các loại nhƣ máy kéo dùng động cơ xăng, dầu diezen, máy gặt đập liên hợp, máy cắt xếp hàng, máy tuốt lúa có động cơ. Với các máy móc, vật tƣ nêu trên đã nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu nhƣ: khâu làm đất (lúa, ngô, mía, đậu) đạt 75,8%; khâu gieo trồng đạt gần 10%; khâu chăm sóc đạt 4,6%; khâu thu hoạch đối với cây lúa đạt 93,8%, khâu vận chuyển đạt 82,9%. Tỷ lệ cơ giới hóa tăng lên qua các năm đã góp phần giải phòng sức lao động ở các khâu nặng nhọc, giảm chi phí sản xuất, giảm tính căng cơ của thời vụ trong sản xuất nông nghiệp [19].

Về phân bón và giống cây trồng: trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có công ty phân bón Humic Quảng Ngãi, công ty Hóa chất Quảng Ngãi, công ty Giống cây trồng Miền Trung…, ngoài ra còn có nhiều nhà cung cấp, phân phối lại phân bón và giống cây trồng trên địa bàn huyện giúp làm giảm giá cả, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản nông sản còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm làm ra còn thấp. Tỷ lệ cơ giới hóa còn chƣa cao. Công nghệ sau thu hoạch nhất là công nghệ chế biến nông sản còn chƣa theo kịp với yêu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng. Sản xuất và chế biến còn có sự tách rời.

Thị trƣờng tiêu thụ nông sản: Sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trƣờng thấp xét trên các tiêu chí về giá cả và chất lƣợng. Sản phẩm bán ra thị trƣờng chủ yếu là nguyên liệu, chất lƣợng thấp và không đồng đều, không có thƣơng hiệu nên giá cả thƣờng thấp hơn, gây thiệt hại to lớn về kinh tế dẫn đến tình trạng rủi ro sau thu hoạch luôn hiện hữu làm cho ngƣời sản xuất thiếu an tâm.

d. Tình hình thực hiện các chính sách về nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp có trọng tâm là quy hoạch sản xuất nông sản hàng hóa, có sự cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ tập trung.

* Đất đai

Thực hiện chính sách đất đai: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện có nghị quyết chuyên đề về chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; ƣu tiên cho thuê đất đối với đất chƣa giao, chƣa cho thuê ở địa phƣơng để phát triển trang trại, khuyến khích khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích sản xuất, phát triển quy mô trang trại.

Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện chủ yếu thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993, Nghị định 64/CP; một số xã thực hiện việc giao đất nông nghiệp theo luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004. Huyện đã ban hành 09 Quyết định cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp với tổng diện tích cho thuê đất là 18.680 m2. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.

Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cây rau, đậu sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, từng bƣớc hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ Khu kinh tế Dung Quất. Diện tích cây rau khoảng 1.653 ha, sản lƣợng 24.399 tấn/năm. Cùng với các sở ngành tỉnh quy hoạch và thực hiện Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Bình Hòa, với diện tích 20 ha. Quy hoạch các vùng chuyên canh cây mía, mì (sắn) ở các xã Bình Tân, Bình Khƣơng; cây cao su, cây nguyên liệu giấy ở các xã phía tây của huyện là vùng nhiều diện tích đất đồi, đất gò phù hợp với cây trồng. Hình thành các trang trại tổng hợp vƣờn rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

* Đầu tƣ, tín dụng

Hoạt động tín dụng và số chi nhánh của các ngân hàng đƣợc mở rộng trên địa bàn. Hiện có 08 chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Ngoại thƣơng, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Đầu tƣ phát triển). Tổng doanh số cho vay khoảng 1.780 tỷ đồng, với 25.868 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức vay; tổng dƣ nợ 826 tỷ đồng. Theo thống kê, đến nay dƣ nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Ngãi chiếm trên 86% tổng dƣ nợ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Quảng Ngãi cho vay.

Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Sơn cũng đang thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Theo đó Nghị định đã bổ sung đối tƣợng đƣợc vay vốn là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhƣng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Các tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% giá trị dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nghị định mới cũng nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tƣợng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định trƣớc. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình có thể vay tối đa 100 triệu đồng và 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại. Những đối tƣợng, lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp

nhƣ chủ trang trại nuôi trồng, liên hiệp hợp tác xã cũng đƣợc áp dụng các mức cho vay, không có tài sản đảm bảo từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự án Tín dụng tiết kiệm do Hội Phụ nữ huyện Bình Sơn quản lý đang ngày càng phát huy hiệu quả trong việc giúp đỡ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình. Đến đầu tháng 7.2015 tổng nguồn vốn của dự án đã tăng lên trên 1 tỷ 262,3 triệu đồng, trong đó vốn lƣu động hơn 1 tỷ 207 triệu đồng. Từ năm 2010 đến nay dự án Tín dụng tiết kiệm này đã giải ngân 2 chu kỳ với 22 lần cho 787 hộ phụ nữ vay lãi suất 1%/tháng; nâng tổng số lần giải ngân lên 157 lần với trên 10.700 lƣợt hộ vay. Nhiều hộ phụ nữ trong huyện đƣợc vay vốn dự án 6 đến 7 lần; sử dụng chủ yếu vào các hoạt động nhƣ chăn nuôi, buôn bán nhỏ, chế biến thuỷ - hải sản, đan lƣới... Đa phần các hộ vay vốn đều cải thiện đƣợc nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình, có điều kiện nuôi dƣỡng con cái học hành chu đáo

* Lao động, giải quyết việc làm

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc quan tâm, kết quả triển khai thực hiện có 1.962 ngƣời đƣợc tham gia học nghề và tìm việc làm mới. Thực hiện chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo đạt nhiều kết quả; giảm đƣợc 3.256 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,82%.

* Khuyến nông

Căn cứ quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi và quy hoạch tổng thể, huyện đã tiến hành quy hoạch ổn định diện tích lúa 02 vụ, gieo sạ lúa hàng năm khoảng 11.000 ha, ngô 1.050 ha, đảm bảo bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 365kg/ngƣời/năm. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thực hiện đề án hỗ trợ mở rộng sản xuất lúa giống kỹ thuật đạt 146 ha; mô hình lúa chất lƣợng sử dụng chế phẩm sinh học 5 ha.

Hàng năm huyện cũng mở khoảng 52 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, thực hiện 12 mô hình khuyến nông, triển khai hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ứng dụng sâu rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và đảm bảo nhu cầu lƣơng thực trong huyện.

* Xây dựng nông thôn mới

Sau 4 năm triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với tổng nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện là 1.651,8 tỷ đồng, diện mạo nông thôn ở huyện Bình Sơn đã có nhiều thay đổi, đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao. Xã Bình Dƣơng của huyện vừa đƣợc công nhận đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới và trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi năm 2015. Hiện xã Bình Dƣơng đã xây dựng đƣợc 150 ha cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có 85 ha đạt mức thu nhập từ 300-350 triệu đồng/năm. Đạt nguồn thu nhập cao này là nhờ ngƣời dân đã hiểu và tích cực tham gia chƣơng trình nông thôn mới, thực hiện dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng các biện pháp thâm canh để đạt năng suất và sản lƣợng cao. Từ nay đến cuối năm 2015, huyện Bình Sơn sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để đƣa 2 xã điểm Bình Thới và Bình Trung thành 2 xã tiếp theo đạt chuẩn nông thôn mới [21].

Từ nhiều nguồn huy động, huyện Bình Sơn đã đầu tƣ trên 176 tỷ đồng làm đƣờng giao thông nông thôn bằng bê tông kiên cố đƣợc 14,5km, gần 6 km kênh mƣơng, sửa chữa trên 12 hồ đập, trạm bơm, kè chống sạt lở; nâng cấp 22,4 km điện 0,4 kV; xây dựng mới 15 trƣờng học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở và 7 chợ nông thôn. Ngoài ra, nhân dân còn hiến hơn 36.600m2 đất để xây dựng, nâng cấp đƣờng sá, kênh mƣơng phục vụ đi lại và sản xuất.

e. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông

Mạng lƣới giao thông trong huyện Bình Sơn có các loại hình giao thông: đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ, đó là lợi thế để huyện phát triển kinh tế toàn diện về thƣơng mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

+ Đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt thống nhất Bắc Nam đi qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 18 km, với 2 ga tàu là ga Trì Bình (Bình Nguyên) và ga Bình Sơn (Bình Long) đã góp phần không nhỏ việc đi lại và phát triển KTXH của huyện.

+ Đƣờng thủy: Huyện Bình Sơn với thuận lợi có 54 km bờ biển và 28 km đƣờng sông (sông Trà Bồng) và 2 cảng biển Sa Kỳ, Sa Cần (ngoài cảng biển nƣớc sâu Dung Quất), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

+ Đƣờng bộ: Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ đƣợc phân bố khá hợp lý và thuận tiện với mật độ khá cao (1,5 km/km2) so với bình quân chung của tỉnh. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài 18 km. Quốc lộ 24B nằm ở phía Đông Nam huyện qua xã Bình Châu với chiều dài 500 m; Đƣờng tỉnh ĐT.621 chạy theo hƣớng Tây - Đông bắt đầu từ quốc lộ 1A tại thị trấn Châu Ổ đến cảng Sa Kỳ (Bình Châu) với chiều dài 23 km; Đƣờng Sông Trƣờng- Trà Bồng- Bình Long- Dung Quất chạy theo hƣớng Đông - Tây, nối liền cảng Dung Quất với các xã phía Nam và Tây Nam huyện Bình Sơn, giao với Quốc lộ 1A đến các huyện Trà Bồng, Tây Trà và đƣờng Hồ Chí Minh tại huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam với chiều dài qua địa bàn Bình Sơn hơn 36

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 64)