Kiểm định ANOVA với nhân tố Thu nhập hàng tháng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 96 - 98)

6. Tổng quan tài liệu

3.6.6. Kiểm định ANOVA với nhân tố Thu nhập hàng tháng

Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Thu nhập hàng tháng của các đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với Sự hài lòng công việc.

Kết quả kiểm định Levene cho thấy không có sự khác biệt phƣơng sai về Sự hài lòng công việc khi xét đến Thu nhập hàng tháng vì giá trị Sig. = 0,887 (tức 88,7%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5%.

Và, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác nhau về Thu nhập hàng tháng đối với Sự hài lòng công việc vì giá trị Sig. = 0,130 (tức 13,0%) lớn hơn 5%.

Bảng 3.36: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Thu nhập hàng tháng

Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA Thu nhập hàng tháng

Sự hài lòng công việc 0,887 0,130 Không có sự khác biệt

Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS

Như vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định không có sự khác biệt về Sự hài lòng công việc đối với nhân tố Thu nhập hàng tháng.

Nhƣ vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả nhận thấy, không có sự khác biệt về Sự hài lòng công việc khi xét đến nhân tố giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, vị trí công việc, thu nhập hàng tháng; tuy nhiên, có sự khác biệt về Sự hài lòng công việc khi xét đến trình độ chuyên môn (các đối tƣợng có trình độ chuyên môn càng cao thì Sự hài lòng công việc càng cao và ngƣợc lại) của các đối tƣợng đƣợc khảo sát.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày các phân tích liên quan đến dữ liệu thu thập đƣợc từ khảo sát, từ đó, tác giả đƣa ra các đánh giá phân tích các kết quả thu đƣợc.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng, trong đó, nhân tố (1) Tiền lƣơng tác động mạnh nhất kế đến là nhân tố (2) Phúc lợi, (3) Đào tạo và thăng tiến, (4) Điều kiện làm việc và (5) Đồng nghiệp.

Ngoài ra kiểm định T-test và ANOVA đƣợc tiến hành nhằm tìm ra sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng với những đặc trƣng khác nhau (giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức thu nhập). Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về Sự hài lòng công việc khi xét đến nhân tố giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, vị trí công việc, thu nhập hàng tháng; tuy nhiên, có sự khác biệt về Sự hài lòng công việc khi xét đến trình độ chuyên môn (các đối tƣợng có trình độ chuyên môn càng cao thì Sự hài lòng công việc càng cao và ngƣợc lại) của các đối tƣợng đƣợc khảo sát.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Trong chƣơng 4, tác giả sẽ tiến hành tổng kết các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong chƣơng 3 và đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng.

Trƣớc tiên, tác giả sẽ tiến hành tóm lƣợc những kết quả đạt đƣợc trong việc phân tích các nhân tố tác động đến Sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng thông qua kết quả từ mô hình nghiên cứu. Từ đó tác giả đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành đánh giá lại những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)