7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp(Skills)
Kỹ năng của ngƣời lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp ngƣời lao động hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc.[3, tr. 266]
Đa số kỹ năng mà ngƣời lao động có đƣợc và hữu ích với công việc là xuất phát từ việc họ đƣợc đào tạo và tự rèn luyện trong quá trình công tác. Nó giúp cho ngƣời lao động áp dụng hiệu quả các kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế công việc.
Kỹ năng có hai loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng tạo tiền đề, kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là nền tảng của việc phát triển nguồn nhân lực, giúp cho ngƣời lao động có các kỹ năng cần thiết để phát triển trong nghề nghiệp của họ, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Dựa trên sự phân loại của Bloom, RH Dave(1970) đã xây dựng và giới thiệu các mục tiêu cần đạt đƣợc theo từng cấp độ khi phát triển các kỹ năng của ngƣời lao động:
Bảng 1.3. Các mục tiêu cần đạt được khi phát triển kỹ năng
Các cấp độ Khả năng đạt đƣợc Ví dụ cụ thể về các năng lực sau khi phát triển
1.Bắt chƣớc
Sao chép hành động của ngƣời khác; quan sát và làm theo
Xem giảng viên và lặp lại quá trình hoặc hoạt động
2.Vận dụng Lặp lại các hoạt động
dựa trên các gợi ý hoặc trí nhớ
Thực hiện nhiệm vụ từ hƣớng dẫn bằng văn bản hoặc bằng lời nói
3.Chính xác
Thực hiện kỹ năng đáng tin cậy, không cần giúp đỡ; hoạt động nhanh, mƣợt mà, và chính xác
Thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động có chuyên môn và chất lƣợng cao mà không cần sự trợ giúp hoặc hƣớng dẫn; có thể chứng minh một hoạt động để ngƣời học khác 4.Ứng biến Thích ứng và tích hợp chuyên môn để đáp ứng tình hình hoặc công việc mới
Liên kết và kết hợp các hoạt động liên quan đến phát triển các phƣơng pháp để đáp ứng khác nhau, yêu cầu mới
5.Tự nhiên
Hoạt động và các kỹ năng đƣợc thực hiện dựa trên bản năng, sự làm chủ vô thức và không cần nỗ lực ở cấp độ chiến lƣợc
Xác định mục tiêu, phƣơng pháp và chiến lƣợc cho việc sử dụng các hoạt động để đáp ứng nhu cầu chiến lƣợc
(Nguồn: Giáo trình Phát triển và Viết mục tiêu hành vi, 1970)
Khi đánh giá kỹ năng nghề nghiệp, ngƣời ta thƣờng sử dụng các công cụ đo lƣờng định tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng nhƣ khả năng vận dụng kiến thức vào công việc, sự thành thạo trong thao tác, kỹ xảo, khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, ứng xử trong giao tiếp...
Nếu phát triển trình độ chuyên môn thƣờng gắn với quá trình học tập lý thuyết thì để phát triển kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi ngƣời lao động học
hỏi thông qua thực tế công việc. Vì vậy, việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của ngƣời lao động không thể tách rời với yêu cầu thực tiễn của từng loại công việc.
Để đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của ngƣời lao động trong tổ chức có thể dựa trên một số tiêu chí sau:
-Mức độ đáp ứng các kỹ năng của ngƣời lao động đối với công việc dựa trên cơ sở các kỹ năng cần có của vị trí công việc ngƣời lao động đang đảm nhiệm.
-Sự gia tăng mức độ thành thạo các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực qua từng thời kỳ của từng loại lao động cũng nhƣ của tổng số.
Tùy theo đặc điểm ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động mà đòi hỏi ngƣời lao động cần có những kỹ năng khác nhau. Đối với ngƣời lao động trong ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cần chú ý phát triển các kỹ năng cơ bản sau: kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng tin học…