7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Giáo dục đại học và đặc điểm phát triển
a.Giáo dục đại học
Giáo dục đại học(GDĐH) bao gồm các hình thức giáo dục diễn ra ở các cơ sở học tập bậc sau trung học, cuối khóa học thƣờng đƣợc trao văn bằng học thuật hoặc cấp chứng chỉ. Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trƣờng đại học và viện đại học mà còn các trƣờng chuyên nghiệp, trƣờng sƣ phạm, trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học công lập và tƣ thục hệ hai năm, và viện kỹ thuật. Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn thành giáo dục trung học, và tuổi nhập học thông thƣờng là khoảng 18 tuổi.
Hiện nay tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới vẫn chƣa có một định nghĩa chính thức về thế nào là “giáo dục đại học”. Có ngƣời cho rằng: giáo dục đại học là một quá trình truyền đạt kiến thức bằng phƣơng tiện của các
bài giảng cho những ngƣời muốn có đƣợc nó2. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản nhất: giáo dục đại học là một bậc học sau cùng trong hệ thống giáo dục của một quốc gia, bao gồm các trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
b.Đặc điểm của giáo dục đại học
Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là lĩnh vực dịch vụ quan trọng có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nó có thêm nhiệm vụ phổ biến kiến thức bao gồm cả kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm phát huy tiềm lực sàn xuất của cải cho xã hội.
Đầu vào của hoạt động giáo dục đại học bao gồm: giảng viên, sinh viên, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Giáo dục đại học có hai tính chất là “tính tinh hoa” và “tính phổ cập”. Tính tinh hoa của giáo dục đại học xuất phát từ hàm lƣợng trí thức cao của bậc đào tạo này, còn tính phổ cập của giáo dục đại học xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chức năng chính giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Căn cứ vào đó các môn học và các kỹ năng, nghiệp vụ đƣợc thiết kế nhằm xây dựng cho ngƣời học một nền tảng văn hóa cơ bản vững vàng chủ yếu thông các môn khoa học cơ bản và cơ sở. Phƣơng pháp giảng dạy trong giáo dục đại học chủ yếu là phƣơng pháp hƣớng dẫn đặt vấn đề, giải pháp và kiểm tra để hình thành các kỹ năng, thói quen tự học, tự đào tạo cho ngƣời học.
2 Hooker, M. (1997). The transformation of higher education. In Diane Oblinger and Sean C. Rush (Eds.) (1997). The Learning Revolution. Bolton, MA: Anker Publishing Company, Inc.
Đầu ra của giáo dục đại học là ngƣời lao động đƣợc thể hiện cụ thể ở các phẩm chất: giá trị nhân cách và trình độ chuyên môn tƣơng ứng với mục tiêu đào tạo.