Các nhân tố thuộc về bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 32 - 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố thuộc về bên ngoài tổ chức

a.Môi trường kinh tế

Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động. Môi trƣờng kinh tế bao gồm các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, dân số...

Trình độ phát triển kinh tế là tấm gƣơng phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực là sự phản ánh trình độ văn minh của một quốc gia.

Trình độ phát triển kinh tế tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cƣ của một quốc gia. Kinh tế tăng trƣởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, khoản ngân sách và nguồn kinh tế dƣ thừa trong tổ chức không ngừng tăng lên. Khi đó tổ chức có điều kiện thuận lợi để đầu tƣ, tái tạo lại sức lao động trong tổ chức thông qua phát triển nguồn nhân lực. Ngƣợc lại, khi nguồn nhân lực phát triển,

hệ quả tất yếu kéo theo là sự gia tăng hàm lƣợng trí tuệ ở ngƣời lao động, tức là chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc cải thiện và nâng cao. Đến lƣợt mình, nguồn nhân lực có chất lƣợng trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và cùng với đó là sự phát triển kinh tế - xã hội.

b.Môi trường công nghệ

Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu rút ngắn nhƣ nƣớc ta hiện nay thì điều quan trọng là phải “đi tắt, đón đầu”, tận dụng tối đa những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mang lại. Để tận dụng triệt để lợi thế, giảm thiểu tối đa những điều bất lợi thì khoa học công nghệ đƣợc xem là một giải pháp hữu dụng nhất. Bởi lẽ khoa học công nghệ làm thay đổi quá trình tổ chức, phƣơng pháp tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho ngƣời lao động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dƣỡng thu hút các nhân tài nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa có năng lực khoa học công nghệ giỏi phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc.

Khoa học công nghệ không ngừng phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi ngƣời lao động cần liên tục đƣợc trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học, công nghệ vào hoạt động thực tiễn của tổ chức. Điều này khiến cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức càng trở nên quan trọng và cấp bách.

c. Môi trường pháp luật

Trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tổ chức đều phải tuân thủ các luật lệ, chính sách của chính phủ. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con ngƣời, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế-xã

hội, với phƣơng hƣớng phát huy nhân tố con ngƣời trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trƣớc mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực không thể không nghiên cứu đến đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc nhƣ Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội..

Các cơ chế, chính sách của chính phủ có thể có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn tài chính cũng nhƣ chính sách dành cho công tác phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức phải đƣợc thực hiện trong điều kiện xem xét ảnh hƣởng của môi trƣờng này đến tổ chức.

d.Môi trường văn hóa xã hội

Môi trƣờng văn hóa xã hội của một nƣớc có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và cách nhìn nhận về các giá trị của ngƣời lao động trong cuộc sống. Những giá trị truyền thống nhƣ: tôn sƣ trọng đạo, ý thức cộng đồng, lòng yêu nƣớc, thƣơng ngƣời, tinh thần dũng cảm, bất khuất, tinh thần hiếu học, trọng học, chữ hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tƣơng trợ ngƣời khác trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn... đây là giá trị truyền thống đang chi phối cuộc sống của mỗi chúng ta, là những nhân tố có ý nghĩa nhất định, cần phát huy. Cũng lƣu ý rằng, nhịp sống theo cơ chế thị trƣờng cũng có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống, cũng phần nào tác động đến giá trị truyền thống, đến chất lƣợng nguồn nhân lực

Môi trƣờng văn hóa xã hội ảnh hƣởng đến cách tƣ duy và thái độ đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực tổ chức đƣa ra, từ đó ảnh hƣởng đến kết quả công tác phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, xây dựng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực cần chú ý tới đặc điểm ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)