Thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 62 - 67)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục. Phân tích kỹ năng nghề nghiệp sẽ đánh giá đƣợc trình độ chuyên môn của giảng viên. Kỹ năng nghề nghiệp càng cao càng phản ánh tính hiệu quả của công việc cao hơn.

Ngay từ khi đi vào hoạt động, đội ngũ giảng viên nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sƣ phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hƣớng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc thu hút, giữ chân các giảng viên có nhiều kinh nghiệm và thâm niên công tác thì đại học Buôn Ma Thuột đã xác định để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, nhất là khi số giảng viên trẻ đang chiếm tỷ lệ khá cao trong đội ngũ giảng viên Nhà trƣờng(số giảng viên dƣới 30 tuổi chiếm 32,5%).

Những năm gần đây, Trƣờng Đại học Buôn Ma Thuột đã bƣớc đầu có những kế hoạch phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, giảng viên, cụ thể:

-Tổ chức các lớp học nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên cơ hữu với những kiến thức nghiệp vụ có liên quan để vận dụng những kiến thức đó vào giảng dạy sao cho hiệu quả và chất lƣợng giảng dạy ngày đƣợc nâng cao, thu hút đƣợc sinh viên.

-Tổ chức các lớp chuyên đề và bồi dƣỡng nghiệp vụ liên quan đến vấn đề cố vấn học tập, thay đổi phƣơng pháp dạy và học của sinh viên cho toàn thể cán bộ giảng viên trong trƣờng để điều chỉnh và phát huy hiệu quả của từng vị trí phòng ban.

Tuy nhiên, do nhận thức chƣa đầy đủ về trình độ nghề nghiệp nên trong thời gian qua, nhà trƣờng vẫn nhận đƣợc các phản hồi không tích cực về liên quan đến việc cố vấn học tập, cách thức và thái độ giải quyết các vấn đề thắc mắc của sinh viên cũng nhƣ phản hồi không tốt về việc truyền tải nội dung bài học của giảng viên…

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên

Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi nhƣ đã trình bày ở biểu đồ trên, ĐNGV của Trƣờng có thể chia 2 nhóm chính: nhóm giảng viên trẻ dƣới 30 tuổi chiếm 33% tổng số giảng viên và nhóm giảng viên có thâm niên từ 51 tuổi trở lên chiếm tới 61% đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng . Đội ngũ giảng viên có thâm niên chiếm tỷ lệ cao phù hợp với đặc điểm của ngành Y Dƣợc đòi hỏi giảng viên phải có bề dày kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, để xây dựng đội ngũ giảng viên làm động lực phát triển cho tƣơng lại thì nhà trƣờng cần tập trung phát triển đội ngũ giảng viên kế cận, đó chính là nhóm giảng viên trẻ với lợi thế về tƣ duy năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Nhƣng đội ngũ trẻ này lại thiếu tuổi nghề và kinh nghiệm công việc chƣa nhiều, do vậy có thể tạo nên một bất lợi khi xử lý các tình huống có thể xảy ra cũng nhƣ đảm bảo tốt chất lƣợng giáo dục theo xu hƣớng tiếp cận thực tế công việc.

Xét về thâm niên công tác, trƣờng ĐHBMT đã thu hút đƣợc một đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, đây là lợi thế để nhà trƣờng phát triển đội ngũ kế cận ngay tại trƣờng mà không phải phụ thuộc các khóa đào tạo bên ngoài. Thực trạng thâm niên công tác của ĐNGV nhà trƣờng đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng ĐNGV theo thâm niên công tác

(ĐVT:%)

Năm học

2015 -2016(Kỳ I)

Thâm niên giảng dạy

Dưới Từ 5 Từ 10 Từ

5 đến dưới đến dưới 20 năm Tổng cộng năm 10 năm 20 năm trở lên

Khoa Dƣợc 54 7 11 29 100

Khoa Y 20 5 24 51 100

Khoa cơ bản 67 0 0 33 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Xem xét nguồn nhân lực theo thâm niên công tác để phản ánh mức độ đáp ứng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ lao động. Ta nhận thấy, đội ngũ giảng viên có thâm niên công tác dƣới 5 năm chiếm tới 54% và 67% số giảng viên khoa Dƣợc và khoa cơ bản, nhƣng chỉ chiếm 20% tại khoa Y. Trái lại, số giảng viên có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên lại chiếm tới 51% đội ngũ giảng viên khoa Y. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên khoa Dƣợc và khoa cơ bản cần đƣợc nhà trƣờng quan tâm hơn nữa trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời nhà trƣờng cũng cần có chính sách bố trí lại cơ cấu đội ngũ giảng viên các khoa hoặc/và bổ sung, tuyển dụng giảng viên trẻ cho khoa Y để xây dựng đội ngũ sau này.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát kỹ năng nghề nghiệp của ĐNGV Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Chƣa đạt Đạt Khá Tốt Rất tốt Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và phát triển. 7,35 29,41 35,29 17,65 10,29 Kỹ năng lập kế hoạch đào

tạo. 11,76 17,65 20,59 33,82 16,18 Kỹ năng tổ chức và điều

khiển lớp học. 5,88 32,35 30,88 17,65 13,24 Kỹ năng hƣớng dẫn thực

hành. 7,35 29,41 35,29 17,65 10,29 Kỹ năng giảng dạy lý

thuyết. 0,00 7,35 23,53 45,59 23,53 Kỹ năng kích thích sự hứng thú học tập của sinh viên. 16,18 23,53 29,41 17,65 13,24 Kỹ năng xử lý tình huống sƣ phạm. 19,12 35,29 10,29 26,47 8,82 Kỹ năng sử dụng ngoại

ngữ trong giảng dạy. 13,24 25,00 36,76 14,71 10.29 Kỹ năng ứng dụng công

nghệ thông tin, phƣơng tiện hiện đại trong dạy học.

0,00 29,41 11,76 32,35 26,47

Số liệu bảng tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ở bảng trên đã chỉ ra rằng các kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên nhìn chung đều đạt mức khá trở lên, chiếm hơn 60% đội ngũ giảng viên. Từ đó cho thấy đội ngũ giảng viên có đủ năng lực về kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, kỹ năng xử lý tình huống sƣ phạm đạt mức khá trở lên chỉ chiếm 45,59% cho thấy một số giảng viên vẫn còn gặp khó khăn trong thực tế giảng dạy, đặc biệt là các giảng viên trẻ, mới vào trƣờng.

Về nhóm kỹ năng giảng dạy thì kỹ năng giảng dạy lý thuyết đƣợc đội ngũ giảng viên đánh giá cao, gần 70% giảng viên đánh giá kỹ năng này ở mức tốt trở lên, trong khi đó kỹ năng hƣớng dẫn thực hành chỉ có trên 25% giảng viên đánh giá ở mức tốt trở lên, tỷ lệ giảng viên đánh giá tiêu chí này ở mức trong bình trở xuống chiếm tới trên 35%.

Ngoài ra, một số kỹ năng khác nhƣ kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và phát triển, kỹ năng lập kế hoạch đào tạo, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy và kỹ năng kích thích sự hứng thú học tập của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế hạn chế, trong đó vẫn còn 16,18% giảng viên tự nhận thấy mình chƣa đáp ứng đƣợc kỹ năng kích thích sự hứng thú học tập của sinh viên trong thực tiễn giảng dạy.

Ngoại ngữ và tin học là trình độ cần có cho ĐNGV hiện nay, nhất là việc áp dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu các kiến thức mới trong giảng dạy. Về trình độ tin học, ngoại ngữ thì ngoài thực tế trung tâm Ngoại ngữ và Tin học hiện chỉ có 3 nhân viên, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên tại trƣờng, trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ, giảng viên cũng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giảng dạy. Cụ thể, từ kết quả khảo sát kỹ năng nghề nghiệp của ĐNGV

cho ta thấy chỉ có khoảng 25% giảng viên đánh giá tốt và rất tốt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy, còn tới 13,24% giảng viên có đánh giá kỹ năng này chƣa đạt yêu giảng dạy thực tế, số Số lƣợng giảng viên đạt chứng chỉ IELTS, TOEFL từ 5.0 trở lên không nhiều, chủ yếu ở mức TOEIC 500… Về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, phƣơng tiện hiện đại trong dạy học thì phần lớn giảng viên đều đáp ứng tốt.

Theo đánh giá của nhà trƣờng, do đặc thù ngành Y Dƣợc nên trong công việc hằng ngày của giảng viên tại trƣờng có tần suất sử dụng ngoại ngữ, máy tính và trang thiết bị giảng dạy khá cao, các kiến thức này hỗ trợ rất nhiều trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Do đó, để đáp ứng tốt công tác giảng dạy hơn nữa đòi hỏi nhà trƣờng cần nâng cao hơn nữa các kỹ năng ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác giảng dạy.

Tóm lại, qua phân tích kỹ năng nghề nghiệp của ĐNGV trƣờng Đại học Buôn Ma Thuột, để nâng cao chất lƣợng ĐNGV đòi hỏi nhà trƣờng cần làm tốt công tác bố trí việc sử dụng cán bộ, giảng viên cho phù hợp; bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và định hƣớng rõ mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm giảng viên trẻ. Đồng thời định hƣớng đào tạo các nội dung còn hạn chế đối với từng nhóm giảng viên trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)