7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Các nhân tố thuộc về bên trong tổ chức
a.Chính sách chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu cuối cùng của công tác phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đáp ứng đƣợc những mục tiêu phát triển của tổ chức đó. Những mục tiêu này đƣợc cụ thể hóa trong chiến lƣợc và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn nhất định.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần nêu rõ tại sao lại cần phát triển nguồn nhân lực, nội dung của phát triển nguồn nhân lực là gì, quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời lao động, các cấp quản trị trong phát triển nguồn nhân lực. Chính sách phát triển nguồn nhân lực rõ ràng sẽ khuyến khích ngƣời lao động học tập để làm việc tốt hơn, và nó cũng chỉ rõ cam kết cần thực hiện để phát triển nguồn nhân lực của các cấp quản trị.
Tổ chức cần có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lƣợc/kế hoạch phát triển của tổ chức. Các hoạt động đào tạo cần phản ánh tầm nhìn, chiến lƣợc của tổ chức. Tổ chức cần có khả năng phân tích quan hệ rõ ràng giữa đào tạo và phát triển với kết quả hoạt động, sự phát triển của tổ chức.
b.Môi trường văn hóa của tổ chức
Môi trƣờng văn hóa của tổ chức có thể đƣợc hiểu là một hệ thống các giá trị, niềm tin, thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi tổ chức, tạo ra các hành vi chuẩn mực của các thành viên trong tổ chức đó. Văn hóa tổ chức chủ yếu đƣợc hình thành và phát triển từ tấm gƣơng của các cấp quản trị.
Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó, trên phƣơng diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm. Văn hóa tổ chức trong tổ chức ảnh hƣởng đến sự hoàn thành công việc, đến sự thoả mãn của nhân viên, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức, các nhân viên phải có quan hệ hòa đồng, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ giữa cấp trên và nhân viên phải tốt, dân chủ. Môi trƣờng văn hóa của tổ chức vừa là yếu tố giúp tổ chức thu hút nguồn nhân lực vừa giúp duy trì động lực làm việc của các thành viên trong tổ chức.
Trong công tác phát triển nguồn nhân lực, văn hóa tổ chức đƣợc phân tích trên các tiêu chí cơ bản: phong cách lãnh đạo, tác phong làm việc, quan hệ giữa các nhân viên và đặc điểm nhân viên.
c. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là khả năng huy động vốn, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn, kiểm soát các chi phí và quan hệ tài chính tốt với các bên hữu quan. Nó một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Nhiều tổ chức dù biết mình cần phát triển nguồn nhân lực, nhƣng khả năng tài chính không cho phép họ thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực. Do đó, khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Nó là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cần phải đƣợc xem xét và xây dựng phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức.
d.Nhân tố thuộc về bản thân người lao động
Nhân tố con ngƣời ở đây chính là ngƣời lao động trong tổ chức. Trong tổ chức mỗi ngƣời lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác
nhau. Đào tạo nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp phát triển phù hợp nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hƣởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thƣởng của họ.
Các nhân tố thuộc về bản thân ngƣời lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến động cơ và sẵn lòng của họ khi tham gia các chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực do tổ chức, bao gồm:
-Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
-Kỳ vọng của ngƣời lao động về chế độ tiền lƣơng và lợi ích chƣơng trình phát triển mang lại.
1.4.ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC