Thực trạng về nâng cao trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 55 - 62)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về nâng cao trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giảng dạy nói riêng, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo thì trƣớc hết cần phải quan tâm đến việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên nhà trƣờng.

Đội ngũ giảng viên có vị trí quan trọng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, xây dựng uy tín cho nhà trƣờng. Vì vậy, trong những năm qua, nhà trƣờng đã coi trọng ƣu tiên phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, trong đó quan tâm lớn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó, số giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chiếm 34% trong tổng số nhân sự của toàn trƣờng; số lƣợng giảng viên đang tham gia học Cao học chiếm tỷ lệ cao, bộ môn nào cũng có giảng viên có trình độ Thạc sĩ.

Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, nhà trƣờng không ngừng phát triển ĐNGV về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà trƣớc hết thể hiện qua trình độ học vấn của giảng viên. Đối với nhà trƣờng, giảng viên đƣợc tuyển vào trƣờng phải đạt trình độ học vấn từ đại học chính quy trở lên, trong đó ƣu tiên các ứng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên, tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi trở lên hoặc đã tham gia giảng dạy tại các trƣờng đại học. Cùng với đó là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trƣờng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện chất lƣợng giảng dạy và quản lý ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nhà trƣờng.

Nhà trƣờng đã thực hiện một số biện pháp nhƣ cử cán bộ giảng viên đến các trƣờng Đại học trong thành phố và cả nƣớc có bề dày về đào tạo để đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhờ vậy, nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc một đội ngũ giảng viên đảm bảo đƣợc yêu cầu việc dạy và học. Trình độ của đội ngũ giảng viên Nhà trƣờng cũng đã từng bƣớc đƣợc cải thiện đáng kể, đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV

Chỉ tiêu

2014 – 2015 2015 – 2016

HKI HKII HKI

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng so với kỳ trước (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tăng trưởng so với kỳ trước (%) Tiến sĩ 14 20,58 17 20,99 21,43 20 22,47 17,65 Thạc sĩ 25 36,77 29 35,80 16 33 37,08 13,79 Đại học 29 42,65 35 43,21 20,69 36 40,45 2,86 Tổng số 68 100 81 100 19,12 89 100 9,88 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn nhân lực nhà trƣờng theo trình độ chuyên môn tăng lên, cụ thể số lƣợng giảng viên đạt trình độ tiến sĩ tăng từ 14 ngƣời học kỳ I năm học 2014 – 2015 lên 20 ngƣời trong học kỳ I năm học 2015 – 2016 ở mức tăng trƣởng 42,86%. Số giảng viên đạt trình độ thạc sĩ cũng tăng từ 8 ngƣời lên trong học kỳ I năm học 2015 – 2016, tƣơng đƣơng mức tăng trƣởng 32% so với cùng kỳ năm trƣớc đó nhờ chính sách thu hút giảng viên mới có trình độ cao đã đƣợc nhà trƣờng hết sức quan tâm triển khai.

Nhà trƣờng cũng có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các giảng viên có trình độ đại học tiếp tục học tập nâng cao trình độ mà hạn chế tuyển dụng thêm giảng viên trình độ này. Điều đó thể hiện ở số giảng viên trình độ đại học tăng trƣởng không đáng kể ở mức 24,13% học kỳ I năm học 2015 – 2016 so với cùng kỳ năm trƣớc.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu học hàm, học vị của đội ngũ giảng viên

Biểu đồ trên cho ta thấy, số lƣợng giảng viên có học vị từ tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở mức 23%, trong đó tỷ lệ giảng viên có học vị phó giáo sƣ chiếm tới 16% thể hiện nhà trƣờng đã có một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, đáng chú ý là số giảng viên có học vị phó giáo sƣ ở khoa Y chiếm tới 71,42% giảng viên toàn trƣờng cho thấy sự bất cân đối về trình độ chuyên môn giữa các khoa.

Trƣờng Đại học Buôn Ma Thuột không chỉ chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực sẵn có, mà còn chú trọng tới việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực mới. Do đó đội ngũ giảng viên trẻ đƣợc nhà trƣờng đặc biệt chú trọng phát triển, hƣớng tới xây dựng một đội ngũ giảng viên năng động, có chất lƣợng cao và gắn bó với nhà trƣờng thể hiện ở cơ cấu giảng viên theo độ tuổi:

Bảng 2.7. Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi

Độ tuổi (tuổi) Giảng viên (ngƣời) Tỷ lệ giảng viên (%) <30 29 32,58 31-40 3 3,37 41-50 3 3,37 51-60 18 20,22 >60 36 40,44 Tổng số 89 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Độ tuổi trung bình của giảng viên tại trƣờng là 48 tuổi do số giảng viên có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tới 40,44%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm yêu cầu của ngành đào tạo Y Dƣợc đòi hỏi đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nhà trƣờng cũng có số lƣợng độ ngũ giảng viên trẻ chiếm tới 32,58%, chỉ đứng sau nhóm giảng viên có độ tuổi trên 60 tuổi. Ngoài ra, với tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học và thạc sĩ chiếm lần lƣợt 40% và 37% giảng viên toàn trƣờng cho thấy đây là điều kiện thuận lợi để nhà trƣờng cử ngƣời đi đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên kế cận, làm nòng cốt cho sự phát triển bền vững của nhà trƣờng trong tƣơng lai.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về trình độ chuyên môn của ĐNGV tại trƣờng, kết quả tổng hợp ở bảng sau sẽ cho thấy mức độ đáp ứng đối với công việc dựa trên đánh giá của chính ĐNGV:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đáp ứng

Chƣa đạt Đạt Khá Tốt Rất tốt

Kiến thức chuyên môn sâu

trong lĩnh vực giảng dạy. 0,00 4,41 14,71 51,47 29,41 Kiến thức kinh tế - xã hội. 4,41 17,65 27,94 38,24 11,76 Kiến thức quản lý lớp học,

ngƣời học. 0,00 27,94 32,35 26,47 13,24 Kiến thức sƣ phạm. 2,94 23,53 16,18 42,65 14,71

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trên ta thấy, trên 95% đội ngũ giảng viên tại trƣờng đáp ứng công việc về kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực giảng dạy từ mức khá trở lên, chỉ có 4,41% đáp ứng kiến thức ở mức trung bình và không có giảng viên nào chƣa đạt về kiến thức chuyên môn. Điều này cho thấy ngay từ giai đoạn tuyển chọn giảng viên đầu vào nhà trƣờng đã chú trọng đảm bảo chất lƣợng trƣớc hết về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy.

Với tiêu chí về kiến thức kinh tế - xã hội, tỷ lệ giảng viên đáp ứng ở mức tốt và rất tốt chiếm đến 50%, cho thấy đội ngũ giảng viên ngoài kiến thức chuyên môn cũng ý thức đƣợc tầm quan trọng của kiến thức kinh tế - xã hội đối với công tác giảng dạy.

Với hai tiêu chí liên quan đến thực tiễn giảng dạy nhƣ kiến thức quản lý lớp học, ngƣời học và kiến thức sƣ phạm thì mặc dù trên 70% giảng viên đáp ứng từ mức khá trở lên.Tuy nhiên, vẫn còn 27,94% giảng viên chỉ đạt mức trung bình đối với kiến thức quản lý lớp học. Riêng đối với tiêu chí kiến thức sƣ phạm thì vẫn còn 2,94% giảng viên tự nhận thấy bản thân chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chí này. Nguyên nhân là do chƣa có sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành, chƣa thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng so với các kiến thức đã học của một bộ phận giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ trẻ mới gia nhập vào trƣờng.

Đánh giá về phía nhà trƣờng, trong những năm qua, với sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trƣờng đối với việc phát triển sâu trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, nhà trƣờng đã tạo điều kiện cho giảng viên tham gia học tập và phát triển thông qua các hoạt động nhƣ nhƣ tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực, trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên trong nhà trƣờng. Thông qua các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng này, Ban Giám hiệu nhà trƣờng mong muốn cán bộ, giảng viên phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa để đem khả năng của mình vận dụng sáng tạo kiến thức đƣợc học vào hoạt động thực tiễn, xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, xây dựng nhà trƣờng ngày càng phát triển trong điều kiện hiện nay. Tình hình cụ thể số lƣợng giảng viên tham gia các khóa đào tạo đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

ảng 2.9. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

ĐVT: lƣợt

Khóa đào tạo 2013 2014 2015

Kiến thức chuyên môn 9 4 6

Nghiệp vụ sƣ phạm 25 18 4 Ngoại ngữ 7 12 9 Tin học 13 24 17 Khác 0 0 4 Tổng cộng 54 58 40 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Từ kết quả bảng trên, ta thấy ngay từ giai đoạn chuẩn bị thành lập, Đại học Buôn Ma Thuột đã quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ giảng viên hiện có để đảm bảo yêu cầu, chất lƣợng giảng dạy. Trong đó, nhà trƣờng đặc biệt quan tâm nâng cao kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm, và các kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Cụ thể, số lƣợt giảng viên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức nghiệp cụ sƣ phạm trong năm 2014, 2015 lên tới 43 lƣợt và giảm xuống chỉ còn 4 lƣợt trong năm 2015 khi mà đội ngũ giảng viên của trƣờng đã khá ổn định. Tuy nhiên, nội dung của các khóa đào tạo này chủ yếu tập trung vào đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ sƣ phạm trong giảng dạy trình độ đại học.

Cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy số lƣợt giảng viên đƣợc đào tạo về kiến thức ngoại ngữ, tin học biến động không nhiều. Trong đó, kiến thức tin học đƣợc chú trọng để đảm bảo đội ngũ giảng viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào tăng hiệu quả giảng dạy. Cụ thể, trong 3 năm 2013, 2014, 2015 đã có tổng cộng 54 lƣợt đào tạo về kiến thức tin học trong khi đó chỉ có 28 lƣợt giảng viên đƣợc đào tạo về kiến thức ngoại ngữ.

Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy một vấn đề của trƣờng, đó là mặc dù tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học chiếm khá cao nhƣng số lƣợt giảng viên đƣợc đào

tạo về kiến thức chuyên môn lại khá ít, chỉ ở mức 19 lƣợt trong vòng 3 năm trở lại đây, số lƣợng giảng viên đăng ký học lên thạc sĩ, tiến sĩ cũng không tăng nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này một phần là do nguồn kinh phí dành để hỗ trợ cho giảng viên đƣợc cử đi học chƣa nhiều trong khi chi phí của các khóa học này thƣờng khá cao, thời gian đào tạo lại dài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)