Giảng viên đại học và phát triển giảng viên đại học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 39 - 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Giảng viên đại học và phát triển giảng viên đại học

a.Giảng viên đại học

Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng. Trên thế giới, nhà giáo đại học thƣờng gắn với một chức vụ khoa bảng hoặc do các trƣờng đại học đề bạt hoặc do Chính phủ bổ nhiệm. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Giáo dục 2009, giảng viên bao gồm các nhà sƣ phạm đƣợc tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sƣ, giảng viên cao cấp và giáo sƣ trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo đại học - cao đẳng công lập hoặc trong danh sách làm việc toàn thời gian của cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ngoài công lập.

Theo cách tiếp cận về chức danh công việc thì giảng viên đƣợc định nghĩa là ngƣời làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) đƣợc hiệu trƣởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trƣờng, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm.

b.Đặc điểm và vai trò của giảng viên đại học

Đặc điểm:

Giảng viên đại học là một nhà khoa học chân chính. Cho nên, phẩm chất trí tuệ là yêu cầu rất cao đối với ngƣời giảng viên. Từ chất sáng tạo đó biểu hiện trong năng lực hoạt động giảng dạy, trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trong toàn bộ quá trình sáng tạo để hình thành nên toàn bộ nhân cách sáng tạo của một con ngƣời – sản phẩm cần thiết và tất yếu của quá trình dạy học. Bởi vậy, hơn bất cứ một nghề nghiệp nào khác, nghề giảng dạy đại học

đòi hỏi mỗi giảng viên phải phát huy năng lực sáng tạo của mình một cách cao nhất.

Một đặc điểm nữa là trong thời đại ngày nay, ngƣời giảng viên phải là một tấm gƣơng sáng về đạo đức và tinh thần tự học, tự vƣơn lên để hoàn thiện mình. Mỗi giảng viên là một mẫu mực về tinh thần nhân ái, nhân văn thƣơng yêu con ngƣời, quý trọng con ngƣời.

Vai trò:

Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con ngƣời, tạo ra lực lƣợng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng nguồn nhân lực của xã hội. Từ đó, góp phần vào công cuộc phát triển xã hội bởi lẽ nguồn nhân lực chính là động lực phát triển của xã hội.

Vai trò của giảng viên còn đƣợc thể hiện ở việc góp phần nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc, tạo ra lớp trí thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nƣớc, nâng cao nội lực của quốc gia tạo nên vị thế cao của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.

Giảng viên có vai trò góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia.

Giảng viên là những ngƣời có kiến thức và vốn hiểu biết rộng trong lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, lực lƣợng giảng đã trở thành đại diện tiêu biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện có của quốc gia.

Giảng viên ĐH vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia nghiên cứu khoa học.

c. Tiêu chí đánh giá giảng viên đại học

Chất lƣợng hoạt động đào tạo: Với chức năng dạy học, giảng viên đại học(GVĐH) có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học hiện đại, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực khoa học nhất định; phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động trí tuệ, tƣ duy sáng tạo, trang bị phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phƣơng pháp tự học, tiếp thu cái mới, hình thành thế giới quan khoa học, các chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ: Đội ngũ GVĐH đƣợc biết đến nhƣ một lực lƣợng cán bộ học thuật có trình độ, chất lƣợng cao; bởi vậy, ngoài việc dạy học, GVĐH phải chủ động tham gia nghiên cứu khoa học để bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, đào tạo; khuyến khích, hƣớng dẫn, rèn luyện cho sinh viên phƣơng pháp học thông qua nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Chất lƣợng các dịch vụ xã hội: Đối với nhà trƣờng và sinh viên, GVĐH cần thực hiện các dịch vụ nhƣ tham gia công tác quản lý, các công việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên... Trong lĩnh vực chuyên môn, GVĐH làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự và tổ chức các hội thảo khoa học. Đối với cộng đồng, GVĐH trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ nhƣ tƣ vấn, cung cấp thông tin, viết báo, áp dụng các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng, truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao dân trí … chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực; năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học; chất lƣợng các dịch vụ xã hội.

Cấu trúc chức năng của ngƣời GVĐH có thể thay đổi tùy theo nhu cầu xã hội, nhƣng dù trong cấu trúc nào, cả ba chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ đều có mối liên hệ tƣơng hỗ hết sức chặt chẽ.

Thực hiện đầy đủ và toàn diện cả ba nhóm chức năng nêu trên quả là một thách thức lớn không chỉ cho từng GVĐH mà cho cả hệ thống giáo dục.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)