7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Nâng cao kiến thức chuyên môn
Trƣớc hết, nhà trƣờng cần thành lập một bộ phận chuyên trách về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhà trƣờng với nhiệm vụ tƣ vấn cho ban giám hiệu và hội đồng quản trị về:
-Công tác đánh giá, phân loại giảng viên
-Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, giảng viên phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trƣờng trong thời gian tới.
-Lập quy hoạch nguồn nhân lực, lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng theo từng thời kỳ phát triển của nhà trƣờng.
Do đặc điểm Trƣờng Đại học Buôn Ma Thuột vừa mới đƣợc thành lập nên đội ngũ giảng viên còn một bộ phận, chủ yếu là giảng viên trẻ, hụt hẫng về trình độ và năng lực chuyên môn trong đào tạo trình độ đại học. Do đó nhu cầu bồi dƣỡng cho ĐNGV trong những năm trƣớc mắt là rất lớn, mặt khác còn phải thƣờng xuyên đào tạo lại và bồi dƣỡng cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu mới với mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng trong từng giai đoạn. Do đó, nhà trƣờng cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ trên chuẩn nhằm xây dựng lực lƣợng giảng viên đầu đàn cho các bộ môn, các chuyên ngành đào tạo, nâng dần số lƣợng giảng viên có trình độ sau đại học ở các khoa nhằm đáp ứng quy định của bộ giáo dục cũng nhƣ nhu cầu thực tế của từng giai đoạn phát triển ĐNGV.
Để có thể nhanh chóng nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ đòi hỏi nhà trƣờng cần phải tiến hành công tác đào tạo, bồi dƣỡng theo kế hoạch và kể cả các hình thức động viên sự tự học, tự bồi dƣỡng trong đội ngũ giảng viên nhƣ:
Phân công giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng tập trung, tại chức với nội dung phù hợp. Để làm tốt công tác này, các khoa, tổ bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm; kế hoạch cần xác định rõ nội dung bồi dƣỡng, hình thức bồi dƣỡng, thời gian bồi dƣỡng, đối tƣợng bồi dƣỡng.
Tạo các điều kiện thuận lợi để giáo viên đã giảng dạy lâu năm có cơ hội cập nhật những kiến thức mới mang tính hiện đại, những giảng viên mới ra trƣờng tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và từ các đồng nghiệp.
Cử giáo viên tham gia các khóa bồi dƣỡng do các Bộ, các Ngành tổ chức nhằm chuyển giao công nghệ, kiến thức mới, phƣơng pháp mới để về thông tin, báo cáo lại cho ĐNGV nhà trƣờng.
Thƣờng xuyên tổ chức cho giảng viên nhà trƣờng tiếp cận với kiến thức mới bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận những vấn đề mới có liên quan đến nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy.
Phân công giảng viên có nhiều kinh nghiệm hƣớng dẫn kèm cặp những giảng viên mới theo sự phân công của nhà trƣờng và quy định của Nhà nƣớc. Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học trong đội ngũ giảng viên nhà trƣờng.
Tổ chức các hoạt động tự bồi dƣỡng thông qua thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của các tổ bộ môn và các khoa. Nhà trƣờng tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ chính sách nhằm khuyến khích động viên ĐNGV tự học, tự bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cả về chuyên môn và nghiệp vụ. Sắp xếp, bố trí thời gian một cách linh hoạt để mọi thành viên trong đơn vị, trong từng bộ phận có thể tham gia tự bồi dƣỡng.
Bên cạnh đó, nhà trƣờng duy trì thƣờng xuyên phong trào thi đua tự học tự bồi dƣỡng trong đội ngũ cán bộ công chức nhà trƣờng. Các khoa và tổ bộ môn quan tâm phát hiện, bồi dƣỡng những giảng viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm để nhân điển hình và tạo điều kiện để họ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn
Xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm khuyến khích nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên yên tâm học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhƣ tăng cƣờng hỗ trợ kinh phí đào tạo cho giảng viên, giảm số tiết dạy cho giảng viên đi học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh nếu trong thời gian đi học vẫn tham gia công tác giảng dạy...
Đối với các giảng viên trẻ, ngay khi về nhận công tác tại trƣờng, các giảng viên trẻ cần đƣợc khoa chủ động phân công các giảng viên có kinh nghiệm hƣớng dẫn về mặt chuyên môn. Ngoài những buổi dự giờ theo kế hoạch của nhà trƣờng, các giảng viên trẻ cũng cần tăng cƣờng các buổi đi dự giờ các giảng viên có kinh nghiệm của nhà trƣờng. Đồng thời nhà trƣờng cũng cần thƣờng xuyên mở các buổi hội thảo trao đổi về các phƣơng pháp giảng dạy, đặc biệt là các phƣơng pháp giảng dạy mới, lựa chọn các phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tƣợng khác nhau. Qua đó giảng viên trẻ không chỉ thu nhận đƣợc những kiến thức về mặt lý thuyết mà còn giúp cho giảng viên có đƣợc cơ hội học tập phƣơng pháp giảng dạy và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy của chính bản thân sau này. Ngoài ra, để nâng cao kiến thức thực tiễn sâu rộng, nhà trƣờng nên tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ thâm nhập thực tế tại địa bàn, từ đó giúp họ tự tin hơn về kiến thức chuyên môn, bài giảng có chiều sâu hơn.
Đối với các giảng viên có kinh nghiệm, nhà trƣờng cần tạo điều kiện hơn nữa để các giảng viên này tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn, nhất là đối với các công trình có tính thực tiễn cao.